| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 14/03/2013 , 09:27 (GMT+7)

09:27 - 14/03/2013

Lười sản xuất và điệp khúc tăng giá

Dường như chuyện “ông nhà đèn” (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) công bố, hay xin, hoặc chuẩn bị tăng giá điện chẳng còn khiến dư luận quan tâm nữa.

Dường như chuyện “ông nhà đèn” (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) công bố, hay xin, hoặc chuẩn bị tăng giá điện chẳng còn khiến dư luận quan tâm nữa.

Bởi từ trước đến nay, điệp khúc tăng giá điện vẫn luôn được ngành này “hát” mãi, nên nó trở thành quen. Mà nghịch một nỗi, giá điện chỉ có tăng, chưa bao giờ giảm.

Trong một động thái được cho là “dọn đường”, thì EVN cho rằng, giá điện đang có áp lực tăng do phải chạy dầu để phát điện cung ứng cho mùa khô. “Ông nhà đèn” tính toán, trong tháng 3, dự kiến phụ tải toàn hệ thống điện có thể đạt tới 355 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất dao động từ 17.700-17.900 MW. Hiện tại, mực nước nhiều hồ thủy điện lớn vẫn thấp hơn mực nước dâng bình thường, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Như vậy, tình hình cung cấp điện cho miền Nam căng thẳng do năm 2013 không có nguồn phát điện mới đưa vào vận hành. Chính vì thế, dự kiến, EVN sẽ phải huy động khoảng 1,113 tỷ kWh bằng nguồn điện dầu FO và DO cho mùa khô 2013 với chi phí giá thành cao hơn gấp nhiều lần so với nhiệt điện than, khí.

Đấy là lý lẽ của người bán.

Còn người mua, tức là dân, thì đương nhiên, luôn muốn mua với giá thấp nhất. Một chuyên gia kinh tế cho biết, trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 thường là giai đoạn nắng nóng ở miền Nam và miền Bắc nên nhu cầu điện tăng rất cao. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, phân tích số liệu cho thấy, EVN đang rất lười sản xuất điện. “Sản lượng điện do EVN sản xuất đang có xu hướng giảm mạnh, đồng nghĩa với việc điện mua ngoài tăng nhanh. Và như vậy, tất nhiên là giá bán điện phải cao”, vị chuyên gia nói.

Một điều khiến dư luận băn khoăn và lo ngại là thời điểm lựa chọn tăng giá điện. Sau khi Chính phủ công bố không tăng giá xăng dầu để bình ổn giá cả trong nước, thì nhiều người dân đã tin tưởng rằng sẽ không có chuyện tăng giá điện.

Theo các chuyên gia kinh tế, giá điện tăng với mức thấp nhất là 5% theo đề xuất của EVN sẽ chỉ tác động làm CPI tăng trực tiếp về mặt lý thuyết ở mức thấp, song nếu tính tác động đến các vòng tiếp theo và cả các yếu tố tâm lý thì tỷ lệ tăng chung lên CPI cao hơn. Như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới hai con số mà Chính phủ hứa trước Quốc hội trong năm nay khó mà thực hiện được.

Một điều bất công nữa là mặc dù luôn hát điệp khúc tăng giá, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của “anh cả đỏ” này thì luôn lỗ chỏng vó. Chỉ tính riêng năm nay, số lỗ của EVN đã lên đến hơn 10 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là một trong những lý do khiến EVN tìm mọi cách tăng giá điện, bất chấp nỗ lực kiềm chế giá của Chính phủ và người dân.

Tăng giá trong điều kiện như thế đã làm cho niềm tin của người tiêu dùng ngày càng bị xói mòn!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm