Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động

Lưu ý trong chuyển đổi cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long

HỮU ĐỨC - Thứ Năm, 26/11/2020 , 10:08 (GMT+7)

ĐBSCL đang chuyển đổi cơ cấu sản xuất mạnh. Một số nông dân thường nghĩ đất có thể trồng bất cứ cây gì, đấy là hiểu sai.

Báo NNVN có cuộc trao đổi với TS Châu Minh Khôi – Trưởng Bộ môn Khoa học Đất - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (NN&SHƯD) trường Đại học Cần Thơ về những lưu ý trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa ở ĐBSCL. 

TS Châu Minh Khôi - Trưởng Bộ môn Khoa học đất, Khoa Sinh học ứng dụng - ĐH Cần Thơ. Ảnh: HĐ.

Lợi thế đất phù sa ngọt ở ĐBSCL phù hợp cho nhiều loại cây trồng, tuy nhiên diện tích canh tác vùng này đang bị đe dọa, ông nghĩ sao?

ĐBSCL đang chuyển đổi cơ cấu SX rất mạnh, do điều kiện tự nhiên thay đổi, xâm nhập mặn, nguồn nước sông Mekong… Thực tế thị trường cây ăn trái tốt lên đã hấp dẫn nông dân chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái. Việc chuyển đổi này có phần bất lợi, do đất lúa được bồi tụ lâu năm từ đất phù sa vùng hạ lưu. Hạt phù sa là những hạt khoáng, kích thước rất nhỏ, qua canh tác lâu đời lắng tụ xuống làm cho đất nén chặt tầng phía dưới. Thứ hai là đất nghèo hữu cơ và thứ ba trong quá trình hình thành vùng trũng tích lũy sắt, lưu huỳnh thành vật liệu phèn dưới tầng sâu của đất. 

Khi canh tác lúa vấn đề phèn không xảy ra, do điều kiện yếm khí không chuyển hóa thành a xít. Nhưng khi nông dân chuyển đổi từ đất ruộng lên đất vườn hay đất liếp trồng rau màu, cây ăn trái đã vô tình đưa đất tầng sét, phèn lên phía trên. Hơn nữa do cách thức làm đất liếp không phù hợp nên tầng đất mặt thay vì giúp cho cây ăn trái phát triển thì lại bị nén chặt, sét cao, chất hữu cơ ít… Đó là trở ngại trong chuyển đổi SX. Một số nông dân thường nghĩ đất có thể trồng bất cứ cây gì, đấy là hiểu sai.

Vậy khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải lưu ý những gì?

Hiện có hai chuyện, một là đất vườn lâu năm và đất mới lập vườn trên nền đất lúa. Vườn cây có múi lâu năm có hiện tượng bị suy thoái, cây vàng lá, chết. Nguyên do đất bị nén chặt và mất chất hữu cơ sau thời gian canh tác dài, bón phân vô cơ quá đà. Đối phó tình trạng này, mấy năm qua một số nhà vườn có cách làm mới gọi là lợp đất. Đất tầng dưới khi bị nén chặt, rễ cây phát triển ăn trên mặt liếp nên nông dân lấy đất mặt ruộng lợp lên. Hồi trước nhà vườn thường sên mương nhưng bây giờ do đắp đê nên trong mương không còn nhiều sình, phù sa và họ mua đất ruộng lợp lên. Trong khi đất ruộng sét và độ chua cao, vì vậy sau một thời gian đất bị cứng, bị chua hóa, rễ cây không phát triển.

Một số vườn cây có múi ở ĐBSCL mang sẵn mầm bệnh vàng lá gân xanh (Greening) gặp môi trường thuận lợi có thể chống chịu được ít năm, khi gặp môi trường bất lợi, ẩm ướt, rễ không phát triển, cây không hấp thu được dinh dưỡng, đổ bệnh chết rất nhanh. 

Với đất vườn chuyển đổi từ đất ruộng sang trồng cây ăn trái cần có kế hoạch khảo sát đánh giá tính thích nghi. Vùng thuận lợi phát triển vườn cây ăn trái, tầng canh tác dày, tầng phèn sâu, khi lên liếp chỉ cần bổ trợ một phần hữu cơ cho đất. Quan trọng nhất là cải tạo liếp vườn cho cây ăn trái có hữu cơ, vôi… trộn với đất ban đầu tạo nền tảng. Tuy nhiên có nơi nông dân lấy đất sét đắp úp thành mô rồi trồng cây, rễ chỉ ăn cạn xuống một chút thôi vì đất bị nén chặt. Do đó cần phải khảo sát nhận biết được thành phần đất để đưa ra giải pháp hỗ trợ giúp nông dân lập vườn tốt hơn.

Riêng vùng trũng đất thấp nếu lập vườn, tuy ban đầu cây trồng có thể xanh tốt nhưng sau một thời gian do mực thủy cấp cao rất dễ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Do đó lập vườn cây ăn trái lưu ý mặt đất liếp vườn cần cách mặt nước thủy cấp khoảng 0,5 m thì mới an toàn.

Lập vườn cây ăn trái lưu ý mặt đất liếp vườn cần cách mặt nước thủy cấp khoảng 0,5 m mới an toàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vùng đất phèn rộng lớn ở Hậu Giang, Kiên Giang hay vùng Đồng Tháp Mười thích hợp cây tràm, mía, khóm… nếu tìm lợi thế cây trồng hiệu quả kinh tế, mô hình canh tác nào thích hợp?

Đây là vấn đề rộng có mối liên quan với thủy lợi, cây trồng và thị trường. Ở Hậu Giang một số nông dân chuyển đổi cây mãng cầu gai khá thành công. Cây dưa hấu trồng trên đất phèn không bị ngập nước vẫn được.

Vừa qua Khoa NN&SHƯD - Đại học Cần Thơ có thực hiện chương trình đánh giá tính thích nghi cây trồng. Khi khảo sát có xác định đất phèn, độ sâu ngập với một số cây tiềm năng và đưa ra chọn lựa tìm loại cây thích nghi nhất. Từ đó chọn cây trồng theo chính sách, quy hoạch phát triển và có thị trường tiêu thụ.

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng cùng với yếu tố đất đai còn liên quan đến các vấn đề khác gắn kết trong chính sách phát triển, thị trường, kho chứa, bảo quản sau thu hoạch. Nhà nước cần quan tâm đến chuỗi SX, trong đó đa dạng sản phẩm và bảo quản sau thu hoạch hỗ trợ nông dân là rất cần thiết. Về phía nông dân, HTX, doanh nghiệp, không nên chỉ trông vào thị trường nông sản tươi, nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn.

Cây khóm khá phù hợp trên vùng đất phèn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện vẫn còn băn khoăn về hệ thống canh tác cây trồng và chuyện đắp đê. Khi chế độ nước sông Mekong thay đổi, phù sa và nước ngọt dần trở nên khan hiếm vào mùa khô, cần ứng phó thế nào, theo ông?

Về chuyện đê đã có nhiều nghiên cứu và tranh cãi trong việc thay đổi phù sa như thế nào. Theo số liệu của Khoa NN&SHƯD, Đại học Cần Thơ, phù sa không quan trọng bằng việc trao đổi nước để rửa độc chất từ trong đất, chẳng hạn như rửa phèn, rửa chua, rửa những hóa chất trong nông nghiệp làm ảnh hưởng hệ vi sinh vật. Khi hệ vi sinh vật không đa dạng, nghèo nàn, cây sẽ bị các loại bệnh tấn công. Chuỗi phân hủy vật chất trong đất trở nên bị hạn chế. Do đó vấn đề trao đổi nước quan trọng hơn vấn đề có hay không có phù sa. Thật ra phù sa chỉ là bổ sung một số khoáng; vấn đề lớn nhất khi có đê là không hỗ trợ trong trao đổi rửa đất khi thâm canh.

Ở An Giang hiện có giải pháp làm đê không khép kín để có thời gian mở đê xả lũ nên có thể giải quyết được vấn đề này. Một số địa phương chủ trương không quá áp lực thâm canh lúa 3 vụ. Như ở Đồng Tháp, Vĩnh Long nông dân làm lúa 2 vụ, bỏ hẳn lúa vụ 3 xả lũ vào làm sinh kế khác như nuôi thủy sản thậm chí để đất nghỉ. Thời gian này là cơ hội làm cho đất phục hồi, cắt đứt chuỗi sâu bệnh hoặc thay vào đó sử dụng giống lúa chất lượng cao, ít sử dụng phân bón theo hướng SX sạch.

Ở vùng ven biển, hàng năm nông dân lo mặn xâm nhập sâu vào nội địa, vậy tìm mô hình SX nào an toàn?

ĐBSCL chia theo vùng sinh thái mặn, ngọt và lợ. Tuy nhiên trong thời gian qua và sắp tới xu hướng dịch chuyển. Mặn sẽ đi sâu vào nội đồng, lợ tiệm cận hơn, do vậy cần có sự chuyển đổi SX để thích ứng.

Hiện nay Khoa NN&SHƯD Đại học Cần Thơ đang thực hiện dự án Asia (Úc), xác định với Bộ NN-PTNT trong 5 năm tới để đánh giá biến động không gian mặn cho vùng ĐBSCL. Dự án có sự phối hợp với các địa phương Sóc Trăng, Hậu Giang, TP Cần Thơ và An Giang, khảo sát theo hướng mặn di chuyển từ biển Đông vào. Qua đó xem xu hướng không gian và quy luật mặn thay đổi ra sao.

Hiện thời vùng mặn đã quy hoạch chuyển đổi sang nuôi thủy sản. Vùng lợ, vùng rủi ro sâu nội đồng cũng đã có giải pháp với nhóm chuyên gia Hà Lan. Đối với vùng lúa 3 vụ nguy cơ rủi ro do mặn đang chuyển một vụ trồng màu, tìm cây màu phù hợp trong thời gian xâm nhập mặn. Song song đó tìm giải pháp quản lý đất để giảm tích lũy mặn trong đất và hỗ trợ rửa mặn vào mùa mưa.

HỮU ĐỨC
Tin khác
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp

Quả đồi dốc cao, cằn cỗi, nên nhiều năm bỏ hoang, chẳng ai muốn làm. Cho đến khi cặp vợ chồng già này đến lập nghiệp và thu tiền tỷ từ măng tre tứ quý.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù

Với hơn 30ha đất, ông trồng 8ha bơ, 5ha sầu riêng, 10ha bưởi, 7ha hồ tiêu... Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hơn chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bí kíp sản xuất thanh long sạch
Bí kíp sản xuất thanh long sạch

Bình Thuận Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân Nguyễn Văn Thanh đã tìm ra quy trình sản xuất thanh long sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.

Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải
Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải

Với mục tiêu giảm lượng phân bón, nhiều công nghệ hiện đại được các nhà máy sản xuất nghiên cứu như công nghệ nano, công nghệ urê hóa lỏng, công nghệ phân bón tan chậm...

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Vườn sầu riêng 'sinh' tiền của cặp vợ chồng 9X
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Vườn sầu riêng 'sinh' tiền của cặp vợ chồng 9X

Vườn sầu riêng 22 năm tuổi sum suê, lúc lỉu những chùm trái, canh tác theo quy trình sạch, đã trở thành điểm tham quan ưa thích của khách du lịch khi đến Tà Đùng.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao

Nhờ nắm được quy trình sinh trưởng của từng loại cây và trồng xen nhiều loại giá trị cao, Chủ tịch Hội nông dân xã Đắk P’lao đã tạo cơ nghiệp lớn, bền vững.

Di truyền học - Trụ cột của các khoa học về sự sống
Di truyền học - Trụ cột của các khoa học về sự sống

Thông qua bài viết ngắn này chúng tôi muốn vinh danh mẹ thiên nhiên, vinh danh các ngành khoa học về sự sống, đồng thời nhấn mạnh vai trò của di truyền học hiện đại như một trọng tâm, trụ cột, xương sống của các khoa học về sự sống. 

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Kỹ thuật biến cá 'mềm' thành 'giòn'
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Kỹ thuật biến cá 'mềm' thành 'giòn'

Không chỉ chịu khó làm lụng, đôi vợ chồng nông dân còn làm giàu nhờ nắm chắc kỹ thuật, nuôi thành công cá trắm, chép từ 'mềm' sang 'giòn', chất lượng cao, lợi nhuận tốt.

Hiệu quả từ lớp dạy nghề ra đến ruộng
Hiệu quả từ lớp dạy nghề ra đến ruộng

Dạy nghề cho lao động người dân tộc thiểu số, gắn với giảm nghèo bền vững là mô hình hay, được triển khai rộng rãi ở Gia Lai. Huyện Đăk Đoa là một điển hình.

Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR225
Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR2251

Theo AHLĐ Trần Mạnh Báo - Chủ tịch ThaiBinh Seed, nếu thiếu cơ chế thúc đẩy việc ứng dụng sản phẩm khoa học vào thực tiễn, công sức nghiên cứu sẽ trở nên lãng phí.

Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng
Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng

Quảng Bình Hơn chục nông dân là chủ của những chiếc máy cày trổ tài cùng nhau để bình chọn người cày nhanh, cày đẹp…