Hiệu quả từ lớp dạy nghề ra đến ruộng

Trần Đăng Lâm - Thứ Hai, 28/10/2024 , 09:04 (GMT+7)

Dạy nghề cho lao động người dân tộc thiểu số, gắn với giảm nghèo bền vững là mô hình hay, được triển khai rộng rãi ở Gia Lai. Huyện Đăk Đoa là một điển hình.

Nông dân thôn Đăk Mong (xã Đăk Krong, Đăk Đoa) được hướng dẫn nghề trồng lúa nước chất lượng cao. Ảnh: ĐL. 

Cầm tay chỉ việc

Sau khi được truyền đạt kiến thức tại lớp học nghề trồng lúa năng suất cao do huyện Đak Đoa mở, anh Găm (dân tộc BahNar ở làng Đak Mong, xã Đak Krong, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đã áp dụng ngay trên phần ruộng của gia đình.

Tham gia lớp học, anh được giáo viên hướng dẫn nhiệt tình, chi tiết từng nội dung gắn với thực hành ngay trên đồng ruộng nên dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo. Sau khi học xong, anh nhận thấy việc sử dụng giống lúa chất lượng cao cũng như áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến cho cây lúa rất hiệu quả, đem lại năng suất, chất lượng cao.

“Trước giờ mình cứ nghĩ gieo nhiều lúa giống, đẻ nhiều cây thì thu hoạch được nhiều hơn. Nhưng khi tham gia lớp học nghề trồng lúa, mình hiểu rõ lợi ích kinh tế từ việc gieo sạ theo hàng, giảm lượng lúa giống, không cần sạ nhiều. Mình đã làm theo và đạt kết quả cao”, anh Găm chia sẻ.

Ở làng Tuơh Klah (xã Glar), gia đình chị Mlom thuộc diện hộ nghèo. Nguồn thu nhập chính của gia đình chị trông chờ vào 1 sào lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ ngày tham gia lớp học nghề nuôi và phòng bệnh cho heo, việc chăn nuôi của gia đình thuận lợi hơn. “Sau khi tham gia lớp học, tôi mua 5 con heo để nuôi. Nhờ áp dụng kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi và thú y đã được học, đàn heo của gia đình nhanh lớn, không bị bệnh”, chị Mlom nói.

Không chỉ học lý thuyết tại hội trường mà trong thời gian học, các học viên còn được tham quan những mô hình sản xuất lúa chất lượng cao gắn với chuỗi tiêu thụ tại các xã lân cận. Ông Kram, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đak Mong chia sẻ: “Hiện nay, trà lúa của lớp đào tạo nghề thực hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh nhưng hiệu quả mang lại đã khá rõ khi lượng giống gieo sạ giảm, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm và công chăm sóc cũng giảm”.

Cơ hội thoát nghèo

Xã Đak Krong hiện còn 65 hộ nghèo và 150 hộ cận nghèo. Từ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được huyện phân bổ, với sự hỗ trợ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo các mô hình trồng lúa, nuôi bò cho người lao động địa phương. 

Thanh niên người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề nông, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: ĐL. 

Còn tại xã Glar, bà Giang H’Huom, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, ngoài lớp học về nuôi và phòng bệnh cho heo, thời gian qua, xã còn mở các lớp nghề như hàn, cắt may cơ bản cho 70 lao động trên địa bàn xã. Trong khoảng thời gian 1,5 - 2 tháng, học viên được trang bị kiến thức lý thuyết và hướng dẫn thực hành.

Theo bà Nguyễn Đinh Thị Mỹ Lai, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện thì hằng năm, trung tâm thường xuyên phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các xã, thị trấn tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các lớp học nghề được mở tại địa phương để người học không phải đi xa. Thời gian học cũng bố trí linh hoạt vào buổi tối hoặc thứ Bảy, Chủ nhật giúp bà con có thời gian tham gia học.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết, đào tạo nghề không chỉ định hướng cho người dân lựa chọn nghề nghiệp mà còn tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Các lớp học nghề còn hướng dẫn, cầm tay chỉ việc để bà con vừa được cập nhật kiến thức mới, vừa áp dụng vào thực tế. Trên cơ sở đó, địa phương có hướng hỗ trợ sinh kế phù hợp cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và giúp bà con phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế.

“Năm 2024, Phòng phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức 49 lớp cho hơn 1.600 người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người có thu nhập thấp trong huyện với tổng kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng”, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đăk Đoa thông tin.

Trần Đăng Lâm
Tin khác
Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR225
Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR225

Theo AHLĐ Trần Mạnh Báo - Chủ tịch ThaiBinh Seed, nếu thiếu cơ chế thúc đẩy việc ứng dụng sản phẩm khoa học vào thực tiễn, công sức nghiên cứu sẽ trở nên lãng phí.

Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng
Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng

Quảng Bình Hơn chục nông dân là chủ của những chiếc máy cày trổ tài cùng nhau để bình chọn người cày nhanh, cày đẹp…

Làm cánh đồng mẫu lớn, chi phí giảm 10 - 15%, giá trị tăng 20 - 25%
Làm cánh đồng mẫu lớn, chi phí giảm 10 - 15%, giá trị tăng 20 - 25%

Các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý nên giữ vai trò điều phối, giúp các bên liên quan trong chuỗi lúa gạo dễ thống nhất về quan điểm làm việc.

Giảm được phát thải CH4, N2O, lúa giảm mạnh nguy cơ ngộ độc hữu cơ, sâu bệnh
Giảm được phát thải CH4, N2O, lúa giảm mạnh nguy cơ ngộ độc hữu cơ, sâu bệnh

Kiểm soát tốt 2 loại khí phát thải chính trên lúa là CH4 và N2O, người dân có nhiều điều kiện tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ.

Giảm sử dụng nước trong canh tác lúa để giảm phát thải
Giảm sử dụng nước trong canh tác lúa để giảm phát thải

Thông qua việc áp dụng công tác MRV, tỉnh Hậu Giang có thể nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất đến môi trường.

Mô hình thí điểm lúa giảm phát thải: Lợi nhuận có thể tăng 18 triệu đồng/ha
Mô hình thí điểm lúa giảm phát thải: Lợi nhuận có thể tăng 18 triệu đồng/ha

Năng suất lúa ‘vực lên’ trong khi diện tích ngày càng được mở rộng mà không cần kêu gọi bà con. Đây là kết quả của việc xuống giống thưa, quản lý dịch hại tốt.

Việt Nam lần đầu có mã số vùng trồng rừng
Việt Nam lần đầu có mã số vùng trồng rừng

GS.TS Võ Đại Hải coi số hóa vùng trồng rừng gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu là bước tiến quan trọng, giúp ngành gỗ thích ứng với tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao.

Giảm phát thải bằng các giải pháp canh tác khoai mì bền vững
Giảm phát thải bằng các giải pháp canh tác khoai mì bền vững

Khoai mì là cây trồng chủ lực ở nước ta. Vì vậy, giảm phát thải trong canh tác khoai mì sẽ đóng góp không nhỏ vào giảm phát thải ngành nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ số cho nông nghiệp Tây Nguyên
Ứng dụng công nghệ số cho nông nghiệp Tây Nguyên

Ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất ngành hàng cà phê và hồ tiêu khu vực Tây Nguyên được Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tổ chức giúp tiết kiệm chi phí.

Tri thức nông dân, giá trị cốt lõi của du lịch nông nghiệp, nông thôn
Tri thức nông dân, giá trị cốt lõi của du lịch nông nghiệp, nông thôn

Tri thức nông dân vừa là giá trị vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực của bà con nông dân, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất
Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất

An Giang Ứng dụng chuyển đổi không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí mà còn mở ra cơ hội kết nối thị trường.