| Hotline: 0983.970.780

Matsuda Organic tiến gần chuỗi lúa gạo chất lượng cao

Thứ Ba 02/04/2024 , 15:24 (GMT+7)

CẦN THƠ 7 năm đứng chân tại thị trường Việt Nam, phân bón hữu cơ Matsuda Organic nhận được sự tin tưởng của nông dân, hội nhập cùng xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Nông dân phấn khởi sau khi sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic đất tơi xốp, thoáng khí, bộ rễ lúa khỏe, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ảnh: NA.

Nông dân phấn khởi sau khi sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic đất tơi xốp, thoáng khí, bộ rễ lúa khỏe, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ảnh: NA.

Vụ đông xuân 2023 - 2024, lần đầu tiên HTX nông nghiệp Tân Lập ở ấp Tân Hòa B, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng ứng dụng mô hình sản xuất lúa an toàn, chất lượng cao sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic do Phòng NN-PTNT huyện phối hợp với Công ty Cổ phần Grow FA (GFA) triển khai.

Anh Văn Công Phương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Tân Lập cho hay, vụ này gia đình anh canh tác 1ha lúa Đài Thơm 8. Theo quy trình, anh sử dụng 200kg phân hữu cơ Matsuda Organic để bón lót cho 1ha trước khi sạ. Với phương pháp bón lót phân hữu cơ này, gia đình anh Phương cắt giảm được 200kg phân bón hóa học trên mỗi ha gieo sạ.

“Trước đây, khi chưa sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic, mỗi ha tôi sử dụng từ 450 - 500kg phân bón hóa học và phải phun xịt 7 - 8 cữ thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại. Nhưng vụ này, tính đến hôm nay thu hoạch, tôi chỉ xịt 3 cữ, so với ruộng không sử dụng phân hữu cơ bên ngoài phải xịt 6 - 7 cữ. Năng suất đạt 9,5 tấn/ha”, anh Phương phấn khởi chia sẻ.

Với quy trình sản xuất theo công nghệ hiện đại, Matsuda Organic giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, lợi nhuận. Ảnh: NA.

Với quy trình sản xuất theo công nghệ hiện đại, Matsuda Organic giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, lợi nhuận. Ảnh: NA.

Hiệu quả rõ rệt nhất được anh Phương đưa ra khi sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic là bộ rễ khỏe, bộ lá dày và xanh đậm, thân cây mập, nhánh gié số chồi hữu hiệu phát triển mạnh tương đương với cây mẹ. Chi phí sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giảm được 4 triệu đồng/ha và năng suất cũng cao hơn so với ruộng không sử dụng phân hữu cơ.

Ngoài ra, Matsuda Organic cũng giúp cải thiện cấu trúc đất, gia tăng hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất. Nhờ đó, anh Phương tin tưởng với đặc thù canh tác 3 vụ/năm, Matsuda Organic sẽ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, bộ rễ lúa nhờ đó cũng trở nên khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giảm ngộ độc hữu cơ.

Công ty Cổ phần GFA hướng dẫn quy trình kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic đến nông dân. Ảnh: NA.

Công ty Cổ phần GFA hướng dẫn quy trình kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic đến nông dân. Ảnh: NA.

Trồng lúa là một trong những lĩnh vực sản xuất trọng điểm của huyện Mỹ Tú, tuy nhiên thời gian qua, địa phương chưa xây dựng được vùng nguyên liệu lúa an toàn, chất lượng cao lớn để đảm bảo yêu cầu liên kết tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhất là các vùng nguyên liệu lúa sản xuất theo hướng hữu cơ.

Do đó, việc Công ty Cổ phần GFA đã và đang triển khai các mô hình trình diễn, đưa sản phẩm phân bón hữu cơ Matsuda Organic tiếp cận thực tế với bà con canh tác lúa theo hướng hữu cơ, lúa an toàn, giảm phân bón hóa học, giảm thuốc bảo vệ thực vật để tiến tới sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm phát thải CO2 đã nhận được sự đồng thuận và đón nhận của nhiều bà con nông dân, HTX.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Tân Lập cho biết thêm, HTX có trên 30 thành viên, sản xuất khoảng 200ha, gồm lúa giống và lúa thương phẩm. Hướng tới, HTX sẽ nhân rộng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Matsuda Organic đến các xã viên, vừa tăng chất lượng hạt gạo, vừa thúc đẩy việc canh tác lúa theo hướng hữu cơ và giảm được chi phí phân thuốc.

“Việc chuyển đổi này giúp nông dân tiếp cận gần hơn với Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đang triển khai. Bà con xã viên rất phấn khởi mong muốn tham gia. Mặt khác, khi nhận được sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật phòng nông nghiệp, khuyến nông và sự hợp tác của doanh nghiệp chuyển giao kỹ thuật, khuyến cáo, tuyên truyền để bà con tin tưởng mạnh dạn chuyển đổi phương thức canh tác lúa truyền thống sang định hướng canh tác nông nghiệp sử dụng phân hữu cơ, giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật theo hướng bền vững, an toàn hơn”, anh Phương nhấn mạnh.

Anh Văn Công Phương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Tân Lập (bên phải) phấn khởi chờ đón lợi nhuận thu được từ vụ thu hoạch lúa đông xuân. Ảnh: NA.

Anh Văn Công Phương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Tân Lập (bên phải) phấn khởi chờ đón lợi nhuận thu được từ vụ thu hoạch lúa đông xuân. Ảnh: NA.

Với những diễn biến sôi động của thị trường lúa gạo, HTX Nông nghiệp Tân Lập hiện đang liên kết với doanh nghiệp bao tiêu lúa của xã viên, với mức giá ổn định hợp lý. Lúa Đài Thơm 8 được thu mua với giá 8.000 đồng/kg, tuy giá lúa có phần sụt giảm so với những tháng cận Tết Nguyên đán, nhưng so với các năm trước, nông dân thu được lợi nhuận cao hơn nhiều, từ 45 - 50 triệu đồng/ha.

Ngoài huyện Mỹ Tú, phân bón hữu cơ Matsuda Organic đã được sử dụng và chứng minh hiệu quả trên vùng sản xuất lúa an toàn thuộc Dự án sản xuất và liên kết tiêu thụ lúa ST24, ST25 ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng của Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí hay vùng lúa canh tác theo hướng hữu cơ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Phân bón hữu cơ Matsuda Organic được phân phối bởi Công ty Cổ phần GFA. Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó, phân bón cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ là định hướng chiến lược của Công ty.

Sản phẩm Matsuda Organic được sản xuất từ 100% nguyên vật liệu hữu cơ với quy trình sản xuất và công nghệ hiện đại, phân bón hữu cơ Matsuda Organic có thành phần hữu cơ, dinh dưỡng cao, cùng với thành phần CaO giúp làm giảm nồng độ mặn, hạ phèn, nâng pH cho đất. Phân bón Matsuda Organic đáp ứng được điều kiện sản xuất nông sản hữu cơ.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm