| Hotline: 0983.970.780

Mekong Delta Marathon Hậu Giang 2020: 3 kỳ vọng, 1 niềm tin

Chủ Nhật 28/06/2020 , 15:19 (GMT+7)

Giải Mekong Delta Marathon Hậu Giang 2020 tiếp tục cải tiến, bổ sung những hoạt động mới, phong phú và hấp dẫn hơn, với “3 kỳ vọng, 1 niềm tin”.

Giải Mekong Delta Marathon Hậu Giang 2020 tiếp tục cải tiến, bổ sung những hoạt động mới, phong phú và hấp dẫn hơn, với '3 kỳ vọng, 1 niềm tin'. Ảnh: Trung Chánh.

Giải Mekong Delta Marathon Hậu Giang 2020 tiếp tục cải tiến, bổ sung những hoạt động mới, phong phú và hấp dẫn hơn, với “3 kỳ vọng, 1 niềm tin”. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, năm 2020, với kỳ vọng mới về quy mô, tầm vóc của giải, Ban tổ chức tiếp tục cải tiến, bổ sung những hoạt động mới, phong phú và hấp dẫn hơn, giúp vận động viên và người tham gia thật sự cảm nhận, hòa mình và trải nghiệm tính hiếu khách, vẻ đẹp của con người Hậu Giang. Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức đặt ra “3 kỳ vọng, 1 niềm tin”.

Ba kỳ vọng, gồm: 1. Chương trình hành động “mỗi vận động viên chạy - một cây xanh được trồng” sẽ trở thành hành động xuyên suốt của mỗi tập thể, cá nhân toàn vùng. Bất kể thời gian nào, địa điểm nào, chúng ta sẽ luôn trồng cây để phủ xanh Mekong Delta.

2. Rèn luyện thể thao thông qua chạy bộ trở thành lối sống của người dân không chỉ của vùng Mekong Delta mà của cả nước Việt Nam. Cùng với nhiều giải khác, chúng tôi mong muốn có hơn 1 triệu người Việt sẽ trở thành vận động viên chạy bộ chân chính.

3. Giải chạy Mekong Delta sẽ trở thành lễ hội thể thao với mục tiêu quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư thương mại của vùng Mekong Delta.

Từ 3 kỳ vọng trên, Ban tổ chức có một niềm tin về vai trò của các tổ chức, cá nhân góp phần vào việc tổ chức thành công của giải.

Delta Marathon Hậu Giang là giải chạy do tỉnh Hậu Giang sáng lập, lần đầu tiên được tổ chức tại Đồng bằng sông Cửu Long. Giải đã được tổ chức thành công vào mùa đầu tiên tháng 4/2019 và nhận được sự quan tâm, ủng hộ tích cực từ hơn 4.200 vận động viên, đến từ 11 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm