| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy

Thứ Bảy 04/12/2021 , 07:48 (GMT+7)

'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

Nhà văn - nhà báo Đỗ Bảo Châu.

Nhà văn - nhà báo Đỗ Bảo Châu.

Nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu (12/1/1946 – 4/11/2021) là một cây bút gắn bó mấy mươi năm với sự tồn tại và phát triển của báo Nông Nghiệp Việt Nam. Ông không chỉ mang đến cho bạn đọc những bài điều tra sắc sảo và cẩn trọng, mà ông còn tạo ra dấu ấn riêng trên báo Nông Nghiệp Việt Nam bằng thiên truyện dài kỳ “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” đáo để và hài hước.

“Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, có ngầm ý trào lộng bản thân là hậu sinh của Tú Xương và La Quán Trung. Mà sự thật thì “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” đã chứng minh điều ấy, vì ông viết với điệu cười chua cay kiểu Tú Xương và tình tiết chương hồi kiểu La Quán Trung.

“Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” từng được độc giả báo Nông Nghiệp Việt Nam theo dõi hào hứng và say mê. Thậm chí, nhiều bà con vùng sâu, vùng xa còn lưu trữ để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị. Yếu tố nào đã làm nên giá trị hấp dẫn kỳ lạ của “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa”? Đó là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

Thông qua hình tượng nhân vật Cả Tĩn, “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa” phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái và bịp bợm. Cả Tĩn nhẹ dạ vì lương thiện, cả tin vì nhân hậu. Cả Tĩn bị lừa gạt nhiều lần, nhưng không oán hận tình đời và không chối bỏ tình người. Những trớ trêu mà Cả Tĩn nếm trải, khiến độc giả cười ra nước mắt, nhưng dứt tiếng cười lại thấy đồng cảm xót xa và trìu mến gần gũi.

Nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu cả đời luôn giữ quan niệm về nghề cầm bút “để lại nhân cách, cũng là tác phẩm”. Và khi ông đã rời xa cõi nhân gian này, đồng nghiệp và công chúng đều nhận ra, ông không chỉ để lại nhân cách mà còn để lại tác phẩm. Chỉ riêng “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa”, đã khẳng định tấm lòng của ông với những người nông dân cần cù và thua thiệt. Ông bao dung sự yếu đuối của họ, ông cổ vũ sự hăm hở của họ và ông nâng đỡ sự trong sáng của họ.

Để tưởng nhớ nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu, báo Nông Nghiệp Việt Nam xin giới thiệu lại một số trích đoạn đáng nhớ từ thiên truyện dài kỳ “Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa”.

HỒI THỨ BẢY

“Ê xua” xúp – Một chuyến mua khôn

“Sú vớ nia” quần – Hai lần bán dại

Theo dõi các hồi trước, bạn đọc đã biết: bác Cả Tĩn của chúng ta vẫn đang bị bác Cả gái quản thúc tại gia, không cho bác được ra tỉnh, dù có một lý do chính đáng nào đó.

Vậy mà đùng một cái bác Cả gái – rất vui vẻ – hủy ngay lệnh cấm vận (hành) đối với bác Cả giai. Chuyện gì lạ vậy? Số là sau khi nuôi cua xuất khẩu trúng lớn, bác Cả giai được bầu là lão nông làm VAC giỏi nhất huyện. Và, thật là bất ngờ đến sửng sốt – bác được đi tham quan ở tận nước ngoài. Thế mới biết cuộc đời cũng lắm bước ngoặt. Ai có thể ngờ một lão nông đặc… nhà quê, lại được đi lên tỉnh tận bên Tây? Người ta còn bình luận, nếu không có lệnh “cấm vận” của bác gái, thì chưa chắc bác Cả giai được đổi đời như vậy. Cũng có thể!

Mặc dù người Việt của chúng ta đã “cầy nát” mảnh đất Liên Xô (xin mở ngoặc là hồi bác Cả đi, thì vẫn còn gọi là Liên Xô) nhưng với bác Cả, thì quả là hồi hộp vì lần đầu được “cấy”. Bác cũng rất lo lắng vì chưa đi Tây bao giờ, ngôn ngữ bất đồng, không biết tính sao.

Thực ra, nỗi lo của bác Cả hơi thừa. Bởi vì bác đi là đi theo đoàn, mà đoàn thì hầu như ai cũng giống bác – nghĩa là cũng “mù chữ Tây” như bác. Với lại giao dịch gì đã có trưởng đoàn. Cần hỏi gì, đã có phiên dịch. Nói chung là chưa gặp trở ngại đáng kể. Và sau những ngày đầu choáng ngợp vì nhà cao tầng, vì ô tô dầy đặc, vì cửa kính cửa gương bóng nhoáng… bác Cả của chúng ta cũng quen dần, thậm chí còn có thể dạo chơi một mình trên đường phố, hoặc rẽ vào một quán giải khát, điểm tâm nào đó. Lắm khi cũng không cần tiếng nói làm gì. Cứ ra hiệu là ai cũng hiểu. Thế mới biết, ngôn ngữ tay vẫn hiện đại hơn cái ngôn ngữ mồm. Điều này, chỉ khi được đi Tây, bác Cả mới hiểu ra. Đúng là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” vậy.

Một lần, quá mải dạo phố, bác Cả không kịp về để ăn bữa trưa. Vốn đã hơi quen, bác liền rẽ vào một cửa hàng ăn uống cạnh đường, đĩnh đạc ngồi vào ghế một cách rất tự tin. Chưa ngồi nóng chỗ, một anh “bồi” đã đến bên, nói một tràng dài mà bác chẳng hiểu mô tê. Tuy vậy, bác Cả cũng đoán được rằng anh ta hỏi bác cần món ăn gì. Bác chợt nhớ ra cái tên quen thuộc ai cũng biết, bèn lớn tiếng hô: “Súp!”. Nghe thấy thế, anh “bồi” hơi cúi xuống, “Bờ ra xi bơ” và đi ngay. Chỉ lát sau, một bát súp đã được bày trước mặt bác Cả.

Đang đói ngấu, bác Cả vội xúc một thìa đầy đưa lên miệng. Ối cha mẹ ơi!  Thì ra đó là một món nửa cơm, nửa cháo. Bác Cả đành nhắm mắt nhắm mũi nuốt cho hết. Đúng lúc ấy, ngay bàn bên cạnh, bác Cả thấy một ông Tây đang xơi ngon lành miếng thịt thơm phức. Bác thèm lắm, nhưng không biết tên món đó là gì, bèn cố đợi thời cơ. May sao, ông Tây đã vẫn anh bồi đến và hô “Ê xua”, anh bồi vội vàng đi liền, rồi lát sau đã đem đến miếng thịt nữa thơm phưng phức.

Bây giờ thì bác Cả đã biết món ấy là gì rồi. Bác bèn vẫy anh bồi đến và dõng dạc hô: “Ê xua”. Anh bồi tròn mắt ngạc nhiên biến mất. Hai phút sau xuất hiện, đặt ngay ngắn trước mặt bác bát súp còn đầy hơn lúc nãy. Bác Cả giật mình, toát mồ hôi. Thì ra, cái tiếng “Ê xua” là “một lần nữa” chứ không phải tên gọi món thịt nướng nọ. Ấy chính là vụ “mua khôn” lần thứ nhất của bác Cả.

Lần thứ hai là trước hôm ra về, bác Cả tính mãi không biết mua quà gì. Sau cùng, bác mới nhớ ra thằng “nối dõi tông đường” của bác chỉ ao ước cái quần bò mốc diện tết. Kể ra nếu chỉ ở nhà, bác đã cho nó ăn roi rồi. Nhưng đằng này, bác lại đi Tây. Vậy thì… vậy thì…

Bác Cả đành cắn rang, đi mua cho cậu ấm cái quần bò. Bác vội vã đi chọn đúng kích cỡ và nhất là đồ Tây chính hiệu. Gớm! Cái hàng của Tây có khác, cái chỉ khâu mác dán và mùi thơm nó cũng khác hẳn hàng nội. Thôi! Cũng là để an ủi một chuyến đi Tây (lắm phần cay cực hơn là sung sướng) và chiều lòng cậu “ấm sứt vòi”.

Ấy tui lắm nỗi cay cực, nhưng khi về nhà, bác Cả thật hởi lòng hởi dạ vì gần như cả làng đến chia vui. Trong nhà thì vui nhất là cậu ấm, thứ đến là bác Cả gái. Cậu ấm nhà ta, chả biết nếp tẻ gì, mặc béng ngay cái quần vào và diễn đi khắp xóm. Nào ngờ, đến chiều, thằng bé bỗng chạy về, mặt ỉu xìu xìu. Nó cởi phắt cái quần và ném lên giường:

- Con ứ mặc nữa đâu. Chị Hồng con bác Lục bảo đây là quần nội. Chính loại hàng mà nhà máy chị ấy sản xuất để xuất khẩu đi Tây…

Bác Cả choáng người, cầm cái quần lên soi. Hai cô con gái cũng chạy lên dòm. Tinh mắt, các cô phát hiện ra đúng là hàng Tây “rởm” thật. Cái thằng Tây sản xuất tại… Việt Nam. Bác Cả gieo phịch người xuống ghế. Thì nào ai có ngờ. Ai có ngờ bác lại bị mua… khôn lần nữa.

Thế thực là:

Đã tưởng một “đòn” thì bớt dại

Ai dè hai “quả” vẫn chưa khôn.

Muốn biết chuyện bác Cả lên tỉnh lần sau ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ.

LA QUÁN GIÓ

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm