| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 07/02/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 07/02/2018

Một cách cho đầy tính nhân văn, làm ấm lòng người nhận!

Theo “từ điển tiếng Việt”, thì “cho” là việc làm của một người lấy tiền bạc hoặc đồ vật của mình trao cho người khác mà không yêu cầu người đó phải đưa lại cho mình bất cứ một thứ gì. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, cho cái gì, cho bao nhiêu, không quan trọng bằng cho như thế nào. Trong xã hội hiện có hai cách cho. Thứ nhất là cho mang tính bố thí, đôi khi khiến người nhận thấy mình nhục nhã, thấp hèn đi. Và ngược lại, cách cho thứ hai là cho mà khiến người nhận thấy ấm lòng vì mình được trân trọng. Một cách cho mang đầy tính nhân văn.

Hai năm nay, mỗi dịp tết, TP Hà Nội đều cho người nghèo theo cách cho thứ hai. Đó là việc tổ chức những phiên chợ 0 đồng cho người nghèo. Hàng hóa trong chợ đều do các nhà hảo tâm, các tổ chức, cơ quan đóng góp tự nguyện. Nào bánh kẹo, nào giò chả, nào đồ gia dụng, nào gạo nếp, nào đỗ xanh, nào quần áo... đều là những thứ rất thiết thực. Tất cả 10 mặt hàng trong chợ, góp lại, đủ cho một cái tết cổ truyền.

Hình thức hội chợ 0 đồng sẽ giúp cho người nghèo có cơ hội chọn được đúng thứ mình cần hơn là mang các món quà có sẵn đến phát tận nơi. (Ảnh: Zing)

Người nghèo ở 10 bệnh viện lớn đóng trên địa bàn Hà Nội như BV Bạch Mai, BV Nhi TW, BV K, BV Việt Đức, BV Lao TW... và người nghèo ở các khu lao động nghèo ở Thủ đô, mỗi người sẽ được phát một tấm vé vào tham gia chợ. Mọi người đều được giao lưu, được thoải mái chọn lựa, mua sắm, chỉ có điều giá các mặt hàng trong chợ đều là... 0 đồng. Khi mua mỗi mặt hàng, người bán hàng chỉ cần tích một lỗ trên tấm vé. Khi tích đủ 10 lỗ, thì lượng hàng hóa mua sắm cho một cái tết cổ truyền đã đầy đủ, người mua vui vẻ xách về để chuẩn bị đón tết.

Thật là một cách làm hay! Một cách “cho” không gì có thể tuyệt vời hơn, một cách cho đầy tính nhân văn. Người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, dễ mặc cảm nhất. Không ai muốn nghèo. Nhưng vì một lý do bất khả kháng nào đó mà họ đành cam phận. Tết đến, trong khi thiên hạ tấp nập đi chợ sắm tết thì vì nghèo, họ đành chỉ biết ngậm ngùi nhìn chợ từ xa mà chẳng dám lai vãng.

Một vài đồng bánh chưng, một cân giò, cân chả hay một con gà... với người bình thường thì không lớn. Nhưng đối với người nghèo, thì đó là cả một vấn đề. Nhiều năm, tết đến nơi rồi mà vẫn chưa sao xoay được. Nhận sự trợ giúp của xã hội, dù các tổ chức hay cá nhân làm từ thiện hết sức chân thành, hết sức vô tư. Nhưng chắc chắn trong lòng những người nghèo được nhận sự trợ giúp đó, cũng gợn lên một chút tủi phận. Nay được vào chợ, được sống trong không khí chợ tết, được giao lưu, được tự do lựa chọn, mua sắm những thứ mà mình thích hoặc mình cần. Việc đó khiến những người nghèo xua tan hết những mặc cảm về cái nghèo của mình...

Mong sao càng ngày càng có những “phiên chợ 0 đồng” được tổ chức tại những địa phương khác như ở Hà Nội.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm