| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 11/05/2019 , 06:40 (GMT+7)

06:40 - 11/05/2019

Một tin mừng nhưng… khó tin!

Xin nói ngay, nếu là sự thật, đây không chỉ là tin mừng mà là khao khát, là tự hào của mọi người dân nước Việt.

Đó là theo Báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư gửi Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.

Đọc thông tin trên, mừng quá đi chứ. Tự hào quá đi chứ bởi đã nhiều, rất nhiều năm nay, giáo dục luôn là nỗi lo đau đáu của nước Việt không chỉ hôm nay mà của cả tương lai.

Một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại (đứng thứ 10 thế giới đâu phải chuyện bỡn) không chỉ đào tạo ra những người tài giỏi, đức độ cho đất nước mà còn là một ngành kinh tế mang lại nguồn thu ngoại tệ khổng lồ cho ngân sách như Mỹ, Singapore, Anh, Nhật… hiện nay chẳng hạn.

Rồi đây, sinh viên các nước giắt đầy túi USD sẽ đổ về Việt Nam theo học và họ sẽ rất tự hào vì đã được đào tạo ở một nền giáo dục top 10 thế giới…

Nghĩ đến thế thôi, đã thấy lòng dạt dào sung sướng!

Ơ, thế nhưng đánh giá ấy từ đâu nhỉ? Số liệu ra sao và dựa trên các tiêu chí nào?...

Không biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy thông tin này từ đâu nhưng xem ra, dư luận trong nước phản ứng dữ dội.

Tại buổi toạ đàm "Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số" do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức tại Trường Đại học Sài Gòn vừa qua, hầu hết những người có mặt đều nghi ngờ về thông tin này.

Một hiệu trưởng một trường đại học tại TP.HCM cho rằng, thực trạng giáo dục nước ta hiện nay đang kém nhất thế giới chứ không phải trong 10 nước tiên tiến nhất thế giới. Nếu chúng ta không kịp thay đổi thì trong vòng 5 năm nữa, Việt Nam tiếp tục thua kém. Đặc biệt, khi thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình, chúng ta đang làm rất lạ lùng…

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia văn hóa học và ngôn ngữ học nói trắng ra: “Nếu nói giáo dục Việt Nam là một trong 10 nền giáo dục tệ nhất thế giới còn có thể hiểu được, còn là một trong 10 nền giáo dục hàng đầu thế giới thì thật khó hiểu”.

Nói thẳng ra, chẳng cần lý giải gì nhiều, chỉ cần so sánh con số sinh viên, học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, kinh doanh… với học sinh, sinh viên các nước đến theo học tại các trường đại học của Việt Nam là ra kết quả.

Tóm lại, đây là tin mừng nhưng… khó tin!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm