| Hotline: 0983.970.780

Mùa hoa anh đào nở rộ khắp thế giới khiến du khách chỉ biết ngất ngây

Thứ Năm 13/04/2017 , 10:47 (GMT+7)

Không chỉ mỗi Nhật Bản, nhiều nơi trên thế giới, hoa anh đào bắt đầu nở rộ, rực rỡ trong tiết trời ngày xuân.

Hoa anh đào đã trở thành biểu tượng và một phần không thể thiếu của văn hóa Nhật Bản. Những bông hoa nở sớm nhất thường xuất hiện ở Okinawa vào đầu tháng giêng, tới Hokkaido vào khoảng tháng 5 hàng năm. Nhưng cuối tháng 3 đầu tháng 4 mới là lúc khắp nơi trên toàn nước Nhật cùng đồng loạt nở rộ.

Khung cảnh như chốn thần tiên ở hai bên dòng sông Meguro, Nhật Bản
Khung cảnh như chốn thần tiên ở hai bên dòng sông Meguro, Nhật Bản

Cũng vào thời điểm đó, lễ hội ngắm hoa truyền thống có lịch sử từ ngàn năm Hanami lại bắt đầu. Dòng người từ khắp nơi trên thế giới đổ về những công viên trung tâm như công viên Matsumae (Hokkaido), công viên Ueno-onshi-koen (Tokyo), công viên Maruyama (Kyoto), công viên lâu đài Osaka (Osaka), hay các vùng núi để ngắm hoa.

Thủ đô Tokyo rực rỡ trong lễ hội hoa
Thủ đô Tokyo rực rỡ trong lễ hội hoa

Lễ hội ngắm hoa diễn ra ngoài trời với các bữa tiệc cùng rượu sake, bánh sakura. Du khách ngồi dưới những tán cây hoa anh đào nở rộ, say sưa ca hát và trò chuyện. Tùy từng loại hoa và điều kiện thời tiết, thường thời gian khoe sắc của một bông hoa anh đào sẽ kéo dài từ 7-15 ngày.

Vượt ra khỏi lãnh thổ nước Nhật, một số quốc gia khác trên thế giới cũng sẵn sàng cho một mùa hoa nở rộ. Hàn Quốc hay Trung Quốc là một trong những điểm đến như thế. Ở Đức, điểm ngắm hoa người ta thường nhớ tới là thành phố Bonn. Khi xuân sang, khu phố yên bình này thay màu áo mới với sắc hoa quyến rũ. Tuy nhiên, mùa hoa cũng chỉ kéo dài từ 7-10 ngày trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Tới Vancouver, Canada, hàng triệu du khách tới đây vào dịp cuối xuân để chiêm ngưỡng hàng vạn bông hoa rực rỡ trong sắc màu hồng và trắng. Hoa nở rộ ở ven đường, công viên hay các tuyến phố, khiến thành phố tình yêu càng lãng mạn hơn bao giờ hết.

Điểm ngắm hoa khác không thể bỏ qua chính là Washington DC với hơn 3000 gốc hoa anh đào. Năm 1912, thủ đô nước Mỹ nhận những món quà quý giá này từ thủ đô Tokyo thể hiện tình hữu nghị bang giao. Từ ấy, hoa anh đào bắt đầu khoe sắc trên đất Mỹ và trở thành điểm đến hữu tình của mùa xuân.

Cùng ngắm sắc hoa rực rỡ khắp nơi trên thế giới:

Thành phố Stockholm, Thụy Điển
Thành phố Stockholm, Thụy Điển
Thành phố Côn Minh, Trung Quốc
Thành phố Côn Minh, Trung Quốc
Thủ đô Washington DC, Mỹ
Thủ đô Washington DC, Mỹ
Vườn bách thảo Brooklyn, New York
Vườn bách thảo Brooklyn, New York
Dòng sông Meguro với sắc hoa trắng tinh khôi
Dòng sông Meguro với sắc hoa trắng tinh khôi
Thủ đô Paris Pháp
Thủ đô Paris Pháp
Trạm ga tàu hỏa Gyeonghwa, Hàn Quốc
Trạm ga tàu hỏa Gyeonghwa, Hàn Quốc
Thành phố Bonn, Đức
Thành phố Bonn, Đức

 

(Theo BP, WK, Dân trí)

Xem thêm
Người trồng dưa hấu Quảng Bình lãi hơn 50 triệu đồng/ha

Người trồng dưa hấu Quảng Bình lãi hơn 50 triệu đồng/ha. Thanh long Bình Thuận lên mức 25.000 đồng/kg. Cơn mưa ‘vàng’ giải nhiệt cho các tỉnh miền Tây. Nghệ An: Nhiều diện tích rừng chưa được bàn giao thực địa.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Thả 3 con khỉ đuôi lợn về rừng, bảo tồn nguồn gen quý

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray) vừa thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn nặng khoảng 7kg về khu rừng tự nhiên để bảo tồn gen quý.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm