| Hotline: 0983.970.780

Mưa lớn gây sạt lở khiến một huyện của Thanh Hóa bị chia cắt

Thứ Tư 27/09/2023 , 18:40 (GMT+7)

Mưa lớn trong những ngày qua gây sạt lở Quốc lộ 15 và nhiều điểm sạt lở khác, uy hiếp an toàn của các hộ dân tại các xã miền núi Thanh Hóa.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, do tình trạng mưa to từ chiều 26 đến sáng 27/9 đã và đang gây thiệt hại cho các huyện miền núi của Thanh Hóa, trong đó một người dân ở huyện Như Xuân bị mất tích khi đi đánh cá trong mưa lũ; trên địa bàn huyện Như Xuân có 1 thôn bị cô lập (thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa).

Tại huyện Quan Hóa, mưa to cũng khiến Quốc lộ 15, đoạn chạy qua xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa bị ách tắc do sạt lở ta luy. Ngoài ra, trên địa bàn huyện vừa xuất hiện thêm 1 điểm sạt lở tại Quốc lộ 15C, gần khu vực Hang Ma (giáp ranh giữa thị trấn Hồi Xuân và xã Nam Xuân, Quan Hóa) gây chia cắt huyện Mường Lát với huyện Quan Hóa và các huyện miền xuôi.

Ngoài ra, một số điểm sạt lở trên núi tại xã Thiết Kế (huyện Bá Thước) có nguy cơ uy hiếp an toàn, tính mạng của người dân. Trước thực tế trên, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức lực lượng ứng trực tại hiện trường; theo dõi diễn biến và sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản theo phương châm “4 tại chỗ”; sẵn sàng sơ tán dân ở khu vực mất an toàn khi có tình huống xảy ra; thực hiện các biện pháp khắc phục sạt lở để thuận lợi cho giao thông đi lại và ổn định đời sống nhân dân.

Dưới đây là một số hình ảnh tại vị trí sạt lở ở các huyện miền núi Thanh Hóa.

 
Sạt lở Quốc lộ 15 đoạn đi qua xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, gây ách tắc giao thông. Đến chiều nay, đoạn đường này cơ bản đã thông xe.

Sạt lở Quốc lộ 15 đoạn đi qua xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, gây ách tắc giao thông. Đến chiều nay, đoạn đường này cơ bản đã thông xe.

Nhập chú thích ảnh
Bùn đất từ núi đổ vào nhà dân tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước. 

Bùn đất từ núi đổ vào nhà dân tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước. 

Một số hộ dân tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa, ổn định đời sống.

Một số hộ dân tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa, ổn định đời sống.

Điểm sạt lở đê hữu sông Bưởi đoạn chạy qua xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa uy hiếp an toàn của hàng chục hộ dân.

Điểm sạt lở đê hữu sông Bưởi đoạn chạy qua xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa uy hiếp an toàn của hàng chục hộ dân.

 
Mưa lớn khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của bà con tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa bị ngập úng.

Mưa lớn khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của bà con tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa bị ngập úng.

Đập tràn xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân được cắm biển cảnh báo.

Đập tràn xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân được cắm biển cảnh báo.

Mưa lớn tại đường tràn xã Tân Lập, huyện Lang Chánh. 

Mưa lớn tại đường tràn xã Tân Lập, huyện Lang Chánh. 

Đoàn công tác do ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu đã đến các điểm sạt lở để kiểm tra và chỉ đạo khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra. 

Đoàn công tác do ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu đã đến các điểm sạt lở để kiểm tra và chỉ đạo khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra. 

Xem thêm
Cà Mau: 4 năm liên tiếp thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm

Nguồn cung tiêu của Việt Nam sẽ chiếm 40% toàn cầu. Cà Mau thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm. Nỗ lực giảm tỷ lệ hao hụt cá tra giống xuống còn 80 - 85%. Diện tích gieo trồng rau vụ đông của Hà Nội tăng hơn 5.000ha.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Cồn Sơn hết cô quạnh nhờ du lịch miệt vườn

Từ năm 2015, cộng đồng người dân tại Cồn Sơn TP. Cần Thơ chung tay phát triển du lịch sinh thái, đến nay Cồn Sơn đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSCL.

Nuôi ngan RT ít dịch bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao

Tại Thạch Thắng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) mô hình nuôi ngan RT có khả năng kháng bệnh cao, chăm sóc dễ dàng, hiệu quả kinh tế cao, tỷ lệ chết rất ít, tỷ lệ sống đạt 95% trở lên.