| Hotline: 0983.970.780

Muốn dạy học từ xa phải quản lý tốt và ràng buộc học sinh học tập

Thứ Ba 31/03/2020 , 09:32 (GMT+7)

Do dịch bệnh Covid-19, thời gian nghỉ học của học sinh vẫn kéo dài, chưa biết khi nào các em mới được trở lại trường.

Một buổi dạy trực tuyến - giáo viên vẫn giảng bài mà không biết học sinh có theo dõi hay không.

Một buổi dạy trực tuyến - giáo viên vẫn giảng bài mà không biết học sinh có theo dõi hay không.

Vì thế, giải pháp dạy và học từ xa mà các địa phương, các nhà trường đang triển khai là điều tất yếu để hoàn thành chương trình của năm học.

Song, vấn đề đặt ra là rất khó để giáo viên kiểm soát, đánh giá được được kết quả học tập cũng như số lượng học sinh học bài. 

Chưa có quy định ràng buộc để học sinh học tập

Hiện nay, một số địa phương đã triển khai việc dạy trên truyền hình và dạy trực tuyến nhưng điều mà chúng ta đang thấy là đa phần mới dừng lại ở việc tổ chức dạy học chứ chưa đánh giá, kiểm tra việc học. Vì thế, học sinh có em học, em không.

Điều này thể hiện rất rõ đối với những trường đang triển khai dạy trực tuyến, giáo viên thấy rất ít học sinh đăng ký học nên số lượt tương tác, hỏi bài của học trò, nhất là đối với những môn không phải là môn thi chuyển cấp là rất hạn chế.

Việc dạy trên truyền hình do các Sở GD- ĐT chủ trì có lẽ còn khó theo dõi hơn vì giáo viên không thể theo dõi trực tiếp được học trò. Rất ít học sinh chú ý cách học này, bởi thực tế nhiều nhà trường chưa có những quy định ràng buộc để học sinh phải học bài khi nghỉ ở nhà.

Đài truyền hình vẫn chiếu, thầy cô vẫn đăng tải bài giảng nhưng rõ ràng việc kiểm tra học tập của học sinh rất khó khăn. Vì thế, thầy cô vẫn đợi chờ tinh thần tự giác học tập của học trò mà tinh thần này có lẽ học sinh bây giờ không nhiều em có. Đây cũng chính là một trong những lý do mà việc dạy từ xa chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Nâng cao chất lượng dạy từ xa thế nào?

Điều cấp thiết bây giờ, ngành GD- ĐT phải triển khai những giải pháp căn cơ hơn, thiết thực hơn để các trường học có thể hoàn thành được chương trình học mà vẫn đánh giá được chất lượng học tập.

Trước tiên, phải có quy chế để đánh giá, kiểm tra, đánh giá và tiến tới công nhận kết quả đào tạo từ xa. Đối với các nhà trường phải có quy định bắt buộc để học sinh học tập khi ở nhà vì không có quy định bắt buộc thì rất khó để tất cả học trò xác định được việc học của mình khi không có sự giám sát trực tiếp của giáo viên.

Hình thức học tập có thể là qua truyền hình, qua các địa chỉ trực tuyến của Bộ, của Sở, Phòng hoặc các nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy để tất cả giáo viên có thể thực hiện được các bài giảng trực tuyến trong năm học này vẫn là điều còn rất khó khăn bởi một bộ phận giáo viên cũng đang rất yếu về công nghệ thông tin.

Tải một số giáo án đơn thuần lên trang dạy trực tuyến của nhà trường thì được chứ để soạn một giáo án trực tuyến có đầy đủ các hoạt động, có đủ các thao tác để học sinh tương tác, học tập, trao đổi thì nhiều giáo viên chưa thể làm được.

Vậy nên, các tỉnh cần thống nhất hình thức dạy qua truyền hình hay dạy trực tuyến làm chuẩn để triển khai cho hội đồng bộ môn và các nhà trường có những định hướng cho việc đánh giá, kiểm tra thì mới có thể công nhận được kết quả học tập của học trò.

Có một số tài khoản Zalo, Facebook hoặc email chung của lớp

Thực tế, việc dạy từ xa nhất là dạy trực tuyến cho cấp Trung học phổ thông không khó, vì đa phần học sinh có điện thoại di động được kết nối mạng internet hoặc có thêm máy tính. Hơn nữa, ý thức học tập của học sinh cấp học này cũng thường cao hơn các cấp học còn lại.

Đối với cấp Tiểu học và Trung học cơ sở có phần khó khăn hơn vì nhiều em vẫn còn rất ham chơi và các kỹ năng thao tác trên máy tính, điện thoại để học trực tuyến của nhiều học sinh vẫn hạn chế hơn các anh chị.

Ý thức của các em học sinh THPT trong việc học trực tuyến thường cao hơn cấp THCS và tiểu học

Ý thức của các em học sinh THPT trong việc học trực tuyến thường cao hơn cấp THCS và tiểu học

Vì thế, lập một số tài khoản chung để quản lý, gửi, nhận bài theo cách đơn giản nhất để học sinh có bài học và làm bài tập, bài kiểm tra là điều mà các trường phải tính tới. Vì đa phần học sinh từ lớp 6 trở lên ở khu vực đồng bằng, đô thị đã có tài khoản Zalo, Facebook nên việc kết nối giữa giáo viên chủ nhiệm với các thành viên trong lớp học rất dễ dàng.

Các thầy cô bộ môn vừa đăng tải bài giảng, bài tập, bài kiểm tra trực tuyến lên trang dạy và học trực tuyến của nhà trường, vừa gửi cho giáo viên chủ nhiệm đăng tải lên tài khoản chung của lớp và yêu cầu học sinh học bài.

Những bài tập, bài kiểm tra thì học sinh có thể gửi trực tiếp cho giáo viên bộ môn theo thời gian quy định hoặc gửi qua chế độ tin nhắn của giáo viên qua các tài khoản mạng xã hội hoặc email. Hàng tuần, giáo viên bộ môn sẽ thống kê và gửi thông tin cho giáo giáo viên chủ nhiệm về số lượng học sinh học bài, làm bài tập, làm bài kiểm tra.

Em nào không tham gia thì giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với gia đình, với học sinh. Đối với học sinh Tiểu học thì giáo viên có thể gửi vào địa chỉ của phụ huynh để phụ huynh đôn đốc, nhắc nhở con em mình học bài.

Ngoài ra, hàng tuần thì nhà trường cũng in, photo sẵn những bài giảng, bài tập để sẵn ở trường. Những em nào không có điện thoại, máy tính thì có thể vào trường nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập và nộp bài lại trường cho thầy cô của mình. 

Chính vì lâu nay chúng ta đang dạy và học theo cách truyền thống nên sự cố dịch bệnh năm nay khiến cho ngành, nhà trường và nhiều thầy cô bị động, lúng túng trong việc triển khai dạy và học từ xa. Vì thế, một giải pháp đồng bộ để tất cả học sinh cùng tham gia học tập, chương trình có thể hoàn thành là điều mà ngành GD-ĐT mà đặc biệt là các nhà trường phải rốt ráo triển khai trong lúc này. Nếu không, mọi thứ đã chậm chễ lại càng chậm chễ hơn.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên đỉnh mù sương

Chớm xuân, Y Tý rét cắt da cắt thịt, mây mù bao phủ khắp nơi còn người Hà Nhì đã sẵn sàng đón Tết trong những mái nhà trình tường ấm cúng.

Bình luận mới nhất