| Hotline: 0983.970.780

Mường Lát cần dựa vào yếu tố bản địa để phát triển

Thứ Tư 05/10/2022 , 11:20 (GMT+7)

Mường Lát cần tập trung phát triển cây trồng vật nuôi, dược liệu dựa trên các giá trị bản địa, không nên áp dụng một cách máy móc các mô hình của địa phương khác.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ với NNVN như vậy xung quanh câu chuyện tìm giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp cho huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Trả lời câu hỏi, vì sao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia lại chọn huyện Mường Lát, địa phương khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa để tổ chức hội thảo bàn về giải pháp phát triển nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới, ông Lê Quốc Thanh chia sẻ, Mường Lát là huyện “trắng” về nông thôn mới và rất khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội.

Do đó, Bộ NN - PTNT đồng ý để Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo này để thảo thuận, tìm giải pháp giúp địa phương phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh: Tùng Đinh

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh: Tùng Đinh

Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đọc thì có vẻ dễ, nhưng đối với các huyện miền núi khó khăn như Mường Lát, thì làm thế nào để đạt được tiêu chí đó và lấy nguồn lực từ đâu để làm, cần phải có những bước đi bài bản, khoa học.

Do vậy, những giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Mường Lát, thông qua hội thảo sẽ góp phần giúp địa phương định hướng được chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, từ đó tập trung đầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế một cách hiệu quả. Nếu Mường Lát lấy mô hình phát triển của các địa phương khác để áp dụng một cách máy móc cho mình thì khó mang lại kết quả.

Qua theo dõi các tham luận và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham gia hội thảo, ông kỳ vọng điều gì cho đường hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mường Lát trong thời gian tới?

Về mặt ý chí, chúng ta thấy rất rõ sự nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong việc thoát nghèo. Nhưng định hướng phát triển kinh tế, xã hội cho từng vùng, miền phải phụ thuộc vào điều kiện sinh thái vùng, nhân lực, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Các bài tham luận hôm nay chỉ mang tính chung chung, chưa có số liệu khoa học để đánh giá đúng các tiềm năng, lợi thế của địa phương (điều kiện đất đai, biên độ nhiệt, khí hậu…). Những tiềm năng đó phải được nhìn ở góc độ về lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, tính đặc trưng vùng miền chứ không chỉ nói mang tính chất lý thuyết giản đơn.

Chúng ta mới nhìn thấy hiện tượng mà chưa thấy bản chất của tiềm năng, lợi thế đó. Cần phải làm rõ các yếu tố bản địa (khí hậu, thổ nhưỡng...) tại Mường Lát để biết rằng, lợi thế đó có đủ sức trở thành yếu tố hàng hóa, có sức cạnh tranh hay không. Muốn đánh giá được thì phải nhìn ở tính tổng thể, khoa học. Do đó, cần phải thực hiện các cuộc điều tra mang tính khoa học để hoạch định chính sách phát triển lâu dài, bền vững. Từ đó, chúng ta mới có thể biết đâu là vấn đề cần tập trung để phát triển, đâu là vấn đề chỉ mang tính phụ trợ.

Có ý kiến cho rằng, phát triển miền núi Thanh Hóa nói chung, huyện Mường Lát nói riêng cần dựa dựa vào rừng và khai thác những lợi thế từ rừng. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Đây chính là lợi thế của huyện Mường Lát. Câu chuyện đặt ra là, phải biến lợi thế đó trở thành sinh kế của người dân. Hiện nay, chúng ta đang hoàn thiện chính sách liên quan tới dịch vụ môi trường rừng để phát huy lợi thế từ rừng. Đặc biệt Mường Lát cần hướng tới việc tham gia thị trường Carbon bán tín chỉ này để tạo nguồn thu. Đây là tiềm năng rất lớn mà không phải nơi nào cũng có được. Bên cạnh đó, cần có giải pháp thu hút đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ lâm sản.

Cái khó của Mường Lát hiện nay là giao thông, địa hình chia cắt ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng nông thôn mới. Theo ông, khó khăn nào cần giải quyết trước mắt để đưa nông nghiệp huyện phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có?

Ở Mường Lát hoàn toàn có điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi huyện có rừng tốt và đất đai ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Nhưng để phát triển bền vững thì không thể làm manh mún, nhỏ lẻ. Phải định hướng phát triển huyện Mường Lát theo hướng sản xuất sản phẩm đa giá trị. Theo tôi, đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần tập trung phát triển cây trồng vật nuôi, dược liệu dựa trên các giá trị bản địa, từ đó nhân rộng mô hình và chuyển giao công nghệ.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mưu sinh lúc mưa dông, một ngư dân bị sét đánh tử vong

QUẢNG NINH Hoàn cảnh gia đình nạn nhân khá khó khăn, đang nuôi 4 con nhỏ ăn học. Nguồn thu chủ yếu của hai vợ chồng từ nghề đánh lồng.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.