| Hotline: 0983.970.780

Năm 2020, thiên tai gây thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng

Thứ Bảy 26/12/2020 , 15:55 (GMT+7)

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, 912 người khác bị thương, ước thiệt hại về kinh tế gần 40.000 tỷ đồng.

Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Tổng cục Phòng, chống thiên tai. Ảnh: Minh Phúc.

Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Tổng cục Phòng, chống thiên tai. Ảnh: Minh Phúc.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Tổng cục Phòng, chống thiên tai vào sáng 26/12, ông Phạm Đức Luận - Vụ trưởng Vụ Quản lý Đê điều (Tổng cục Phòng, chống thiên tai) cho biết, năm 2020 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc cách ly và giãn cách xã hội đã ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống thiên tai.

Tuy nhiên, công tác phòng ngừa, kiểm soát an toàn thiên tai được đặc biệt quan tâm, tập trung triển khai đồng bộ, mạnh mẽ. Đặc biệt, ngay sau các đợt thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai và Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã nhanh chóng tổng hợp nhu cầu của địa phương, phối hợp với các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ gần 2.200 tỷ đồng giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị vào sáng 26/12. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị vào sáng 26/12. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đánh giá, 2020 là một năm điển hình về dị thường thời tiết khí hậu. Tổng cục Phòng chống thiên tai là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

“Phải khẳng định công tác tham mưu của Tổng cục trong năm nay rất chủ động và kịp thời. Sáng mùng 1 Tết Canh Tý cả Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT và Tổng Cục trưởng xuất phát tại Hà Nội từ 5h sáng lên các tỉnh miền núi phía Bắc để kiểm tra tình hình mưa đá, giông lốc. Qua đó, kịp thời báo cáo Thủ tướng để quyết định hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.

Lần đầu tiên Ban Bí thư có một Chỉ thị riêng và cụ thể về công tác ứng phó thiên tai. Chưa bao giờ có chuyện trong lúc cả nước căng mình phòng, chống dịch Covid-19 nhưng Thủ tướng vẫn dành thời gian chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai cho hàng chục nghìn người nghe.

Thứ hai, chúng ta đã làm rất tốt công tác dự báo khí tượng, thủy văn, nhất là các loại hình thiên tai như bão và áp thấp nhiệt đới. Điển hình như cơn bão số 9, chúng ta dự báo rất sát về hướng tuyến, cường độ, thời gian bão đổ bộ. Do đó, các địa phương đã chủ động để chuẩn bị công tác ứng phó, qua đó giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đánh giá, Ban chỉ đạo, ban chỉ huy phòng, chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương, cùng nhân dân đã chung sức phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Khi 13 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới ập đến trong năm 2020, các lược lượng đã kêu gọi hàng triệu tàu thuyền với 45 triệu người di chuyển vào nơi tránh trú bão an toàn. Chỉ có sự cố đáng tiếc vụ tàu cá Bình Định bị chết máy trong quá trình di chuyển vào bờ.

Mặc dù thiên tai đã gây thiệt hại kinh tế lớn, nhưng công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân đã được thực hiện quyết liệt, qua đó người dân nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tất cả bài học trong chỉ đạo phòng, chống thiên tai của năm 2020 phải được tổng kết sâu sắc, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động ở những năm tiếp theo.

Xem thêm
Chính phủ sẽ nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ, Cà Mau

Tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu kéo dài về Cần Thơ và đến tận Cà Mau.

Thủy lợi nội đồng cho vùng ngọt - nhiệm vụ cấp thiết

Cà Mau Giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi để đáp ứng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng với tỉnh Cà Mau.

Nhiều vùng trũng thấp ở Nha Trang bị ngập

KHÁNH HÒA Do những ngày qua có mưa lớn kết hợp hồ chứa nước điều tiết nên nước sông Cái Nha Trang dâng cao, nhiều vùng trũng thấp tại TP Nha Trang bị ngập.