| Hotline: 0983.970.780

Năng suất lúa đông xuân ở ĐBSCL không như kỳ vọng

Thứ Năm 21/03/2019 , 11:38 (GMT+7)

Cục Trồng trọt nhận định, các trà lúa xuống giống trong tháng 11 và 12 chịu tác động của nắng nóng kéo dài nên năng suất không cao như kỳ vọng. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng giống lúa thơm và chất lượng cao tăng đã làm cho năng suất bình quân chung giảm.

Sáng 21/3, tại TP Trà Vinh (Trà Vinh) diễn ra hội nghị sơ kết SX vụ ĐX 2018 - 2019; triển khai kế hoạch SX vụ HT, TĐ và vụ mùa năm 2019 tại các tỉnh Nam bộ. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị

Theo Cục Trồng Trọt, SX vụ lúa ĐX ở ĐBSCL trong tình hình lũ trung bình. Tổng diện tích xuống giống toàn vùng Nam bộ 1.683.309ha, tăng 30.109ha, năng suất 68,35 tạ/ha, tăng 208 nghìn tấn so với ĐX năm ngoái.

Riêng vùng ĐBSCL xuống giống 1.605.145ha, tăng 31.645ha, năng suất 68,87 tạ/ha, sản lượng đạt 11.055 nghìn tấn, tăng 215 nghìn tấn. Vụ ĐX diện tích tăng là do tỉnh Cà Mau điều chỉnh SX vụ TĐ sang vụ ĐX tăng 36.484ha.

Năng suất vụ lúa ĐX không như kỳ vọng

Đánh giá về vụ lúa ĐX vừa qua, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định, vụ ĐX vừa qua ĐBSCL xuống giống sớm hơn từ 7 đến 14 ngày so với cùng kỳ. Theo đó, các trà lúa gieo sớm trong tháng 10/2018 sinh trưởng phát triển tốt, còn các trà lúa xuống giống trong tháng 11 và 12 chịu tác động của nắng nóng kéo dài nên năng suất không cao như kỳ vọng. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng giống lúa thơm và chất lượng cao tăng đã làm cho năng suất bình quân chung giảm.

Nói về định hướng cơ cấu giống trong vụ HT này, ông Tùng cho biết, lúa chất lượng cao, lúa thơm nhẹ là các giống mà chúng ta kỳ vọng xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trong tương lai. Hiện tại, giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao chiếm 70%, các giống còn lại dưới 30%.

Theo kế hoạch vụ lúa HT 2019, toàn vùng Nam bộ sẽ gieo sạ 1.692.000ha, giảm 1.477ha so với cùng kỳ. Riêng ĐBSCL gieo sạ 1.603.000ha, ước sản lượng khoảng 9.051 nghìn tấn.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tai nạn lao động tại công trình trái phép làm 3 người bị thương

Tối 12/5, trong lúc đang đổ mái nhà trên địa bàn phường Tiền Phong (thành phố Thái Bình), xe bồn chở bê tông tươi bất ngờ sập cẩu khiến ba người bị thương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm