| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm gà đồi Yên Thế thành thương hiệu quốc gia

Thứ Hai 23/10/2017 , 07:15 (GMT+7)

Gà đồi Yên Thế đang được tỉnh Bắc Giang quan tâm xây dựng, nâng tầm thương hiệu với các biện pháp thiết thực.

Mới đây, tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.
 

Tăng trưởng ổn định

Ông Vũ Trí Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, cho biết, kết thúc năm 2016, tổng đàn gia cầm của huyện đạt 4,5 triệu con, trong đó đàn gà lên tới 4 triệu con. Hiện, số gia cầm thương phẩm của huyện bán ra thị trường từ 12-14 triệu con/năm, giá trị SX đạt trên 1.500 tỷ đồng.

12-36-00_bo_truong_nguyen_xun_cuong_-_dy_mnh_viec_xy_dung_thuong_hieu_g_doi_yen_the
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị

“Số lượng hộ chăn nuôi quy mô lớn ngày càng gia tăng, cá biệt có những hộ nuôi trên 7.000 - 9.000 con/lứa và nhiều lứa/năm. Chăn nuôi gà đồi đã trở thành nghề ăn nên làm ra đối với nhiều hộ nông dân ở Yên Thế với thu nhập ổn định từ 50 -100 triệu đồng/năm. Những năm thuận lợi có hộ đã có thu nhập 150 - 200 triệu đồng”, ông Hải nói.

Khác với giống gà khác, gà đồi Yên Thế có 2 giống chủ lực: Ri Lai và Mía Lai, là những giống có mẫu mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, được nuôi theo quy trình an toàn sinh học.

Đặc biệt, năm 2011, lần đầu tiên Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp Chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Gà đồi Yên Thế. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho các hộ nông dân, đồng thời thúc đẩy nhiều loại hình dịch vụ liên quan trên địa bàn.

Hiện, sản phẩm Gà đồi Yên Thế đã được tiêu thụ rộng trên các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên... và một số địa phương khác.

12-36-00_bo_truong_nguyen_xun_cuong_thm_qun_gin_hng_che_bien_g_doi_yen_the
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tham quan gian hàng chế biến gà đồi Yên Thế

Cùng với các chính sách, hàng năm tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế đều dành nguồn kinh phí nhất định (trên 1 tỷ đồng) hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gà đồi, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển SX: kiện toàn hệ thống cán bộ thú y từ huyện đến các thôn bản khi có sự thay đổi; tổ chức lồng ghép nhiều nguồn vốn triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt là hộ nghèo và hộ cận nghèo; hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng…
 

Nâng tầm gà đồi thành thương hiệu Quốc gia

Để giúp sản phẩm địa phương đi xa và bền vững hơn, ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chia sẻ, thời gian tới tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai thực hiện việc chuẩn hóa, thống nhất mẫu mã, hình thức tem nhãn “Gà đồi Yên Thế” để sử dụng cho các lô gà thương phẩm xuất bán đủ tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

“Các điểm bán, quầy lưu động, các xe vận chuyển hàng, lồng nhốt... đều được gắn logo thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” trong hoạt động và lưu thông. Đồng thời tăng cường quản lý thương hiệu hàng hóa, gắn trách nhiệm duy trì, bảo vệ thương hiệu đến từng hộ chăn nuôi; chứng nhận, cấp quyền sử dụng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” cho các cơ sở đủ điều kiện trên địa bàn huyện”, ông Thái cho hay.

12-36-00_img_1075
 

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo tái cơ cấu đàn gà và nâng cao chất lượng giống gà đồi, đáp ứng tốt nhu cầu SX; tập trung chỉ đạo tái cơ cấu phương thức chăn nuôi gà thương phẩm; tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo chuỗi liên kết sản phẩm; tạo điều kiện giúp đỡ cho các DN, HTX tăng cường mối liên kết với các hộ dân trong việc chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó tạo chuỗi sản phẩm khép kín; tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế. Qua đây, cho thấy tỉnh Bắc Giang đang đi đúng hướng với quy mô giá trị SX con gà đồi Yên Thế đang ngày càng lớn dần.

Bộ trưởng mong muốn, từ sang năm trở đi, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Ngày hội gà đồi Yên Thế thay vì Hội nghị tiêu thụ gà đồi Yên Thế như hiện nay, để từng bước nâng tầm gà đồi Yên Thế lên thành thương hiệu quốc gia.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị có liên quan tập trung phối hợp với tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là với huyện Yên Thế để giải quyết căn bản vấn đề con giống gà đồi Yên Thế. Theo đó, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà ra cả nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết 20 biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác tiêu thụ gà đồi Yên Thế giữa Sở Công thương Bắc Giang với Sở Công thương một số tỉnh, thành lân cận; giữa UBND huyện Yên Thế với một số chợ đầu mối, siêu thị trong nước; giữa Hội SX tiêu thụ gà đồi Yên Thế với các DN, thương nhân.

Ngoài ra, sản phẩm gà đồi Yên Thế cũng được địa phương giới thiệu việc gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm