| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm giá trị cà phê Chư Păh nhờ chuỗi liên kết sản xuất bền vững

Thứ Ba 26/12/2023 , 06:30 (GMT+7)

Việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững giữa hộ dân trên địa bàn huyện Chư Păh với các doanh nghiệp đã mang lại giá trị vượt trội.

Chất lượng cà phê của huyện Chư Păh ngày càng được nâng cao nhờ tham gia chuỗi liên kết sản xuất. Ảnh: Tuấn Anh.

Chất lượng cà phê của huyện Chư Păh ngày càng được nâng cao nhờ tham gia chuỗi liên kết sản xuất. Ảnh: Tuấn Anh.

Để phát triển cà phê bền vững, giải pháp tất yếu là hình thành chuỗi liên kết sản xuất, phát triển triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất và bao tiêu sản phẩm cà phê.

Tại huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai), rất nhiều doanh nghiệp lớn đã có mặt để đồng hành người dân, HTX nhằm tạo ra những chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Sau quá trình tìm hiểu, HTX Nông nghiệp Việt Tiến (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) tìm được đối tác là Công ty TNHH Sucafina Việt Nam, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp để thực hiện sản xuất cà phê theo theo tiêu chuẩn chất lượng như 4C, UTZ… Trong năm 2021 và 2022, HTX đã thực hiện thành công chuỗi liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C với khoảng 500 thành viên tham gia trên diện tích hơn 540ha.

Người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê luôn bán được giá bán cao so với thị trường. Ảnh: Tuấn Anh.

Người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê luôn bán được giá bán cao so với thị trường. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Hoàng Việt Thắng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Việt Tiến cho biết, việc người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất sẽ được các doanh nghiệp hỗ trợ về quy trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn, thu hoạch đảm bản chất lượng. Đặc biệt, giá cà phê của các hộ dân tham gia chuỗi liên kết sẽ cao hơn thị trường khoảng từ 2.000 đồng/kg.

Ngoài ra, người dân tham gia vào chuỗi liên kết cũng sẽ được cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Tại đây, người dân chỉ cần xem trên mạng xã hội sẽ biết được kỹ thuật chăm sóc cây trồng, cũng thông tin về tình hình thời tiết để kịp thời ngăn chặn sâu bệnh tấn công cây cà phê.

“Với việc tham gia vào chuỗi liên kết, năng suất cũng như chất lượng cà phê khác hẳn so với sản xuất theo phương thức truyền thống. Cụ thể, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hoạt chất cấm, tăng cường nhiều hơn với phân bón hữu cơ giúp cà phê đạt chất lượng hơn”. Ông Thắng chia sẻ.

Có hơn 1ha trồng cà phê, gia đình ông Rơ Chăm Mêu (làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) đã tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất cà phê với Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Tam Ba được hơn 3 năm. Tại đây, gia đình ông được hướng dẫn sản xuất theo hướng hữu cơ, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón.

Ông Mêu cho biết, từ khi liên kết với công ty thì giá bán cà phê giá cao hơn thị trường khoảng 2.000 đồng/kg tươi. Kinh tế gia đình cải thiện hơn so với trước đây khiến gia đình yên tâm, tập trung tái canh, chăm sóc tốt vườn cây. Ngoài ra, từ khi tham gia chuỗi liên kết, gia đình được hướng dẫn thu hoạch khi cà phê đạt quả chín từ 90% trở lên. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm tăng lên hơn so với phương pháp chế biến khô, thu nhập cũng tăng lên đáng kể trên cùng diện tích.

Doanh nghiệp Tam Ba đi đầu trong chuỗi liên kết sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: Tuấn Anh.

Doanh nghiệp Tam Ba đi đầu trong chuỗi liên kết sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: Tuấn Anh.

Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Tam Ba (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong chuỗi liên kết với nông dân sản xuất cà phê đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, công ty đã liên kết với hàng trăm hộ dân tại các xã Nghĩa Hưng, Hòa Phú của huyện Chư Păh sản xuất cà phê bền vững.

Ông Lưu Văn Thọ, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Tam Ba cho biết, liên kết sản xuất cà phê bền vững không không chỉ giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn là câu chuyện sống còn của doanh nghiệp.

Ông Thọ cho biết, bản thân doanh nghiệp là đơn sản xuất, rang xay cà phê nên rất cần nguyên liệu đạt chất lượng để chế biến sâu. Chính vì vậy, khi tham gia chuỗi liên kết với các hộ dân, công ty đã thực hiện hỗ trợ tập kỹ thuật chăm sóc cà phê đạt chuẩn theo các chứng nhận của châu Âu, Mỹ. Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ 1 phần phân bón để người dân yên tâm sản suất. Đến khi thu hoạch, công ty bao tiêu sản phẩm, thu mua cà phê với giá cao hơn thị trường.

“Việc tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất cà phê đã mang lại hiệu quả nhất định khi năng suất, chất lượng được nâng lên, dẫn đến giá trị mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng cao hơn. Hy vọng trong thời gian tới, phía cơ quan nhà nước cũng có những định hướng cho người dân, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như kinh phí sản xuất để ngành hàng cà phê phát triển ngày càng bền vững”, ông Thọ chia sẻ.

Cũng theo ông Thọ, trong thời gian tới, công ty sẽ mở rộng diện tích, nâng công suất nhà máy chế biến cà phê từ 5-10 nghìn tấn/năm. Khi đó, nhu cầu mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất cà phê là rất lớn. Chính vì vậy, công ty đang lên kế hoạch mở rộng chuỗi liên kết sản xuất cà phê trên nhiều vùng của huyện Chư Păh.

Tham gia chuỗi liên kết sản xuất nâng cao chất lượng cà phê luôn được huyện Chư Păh chú trọng. Ảnh: Tuấn Anh.

Tham gia chuỗi liên kết sản xuất nâng cao chất lượng cà phê luôn được huyện Chư Păh chú trọng. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Păh cho biết, trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Chư Păh đã hình thành một số chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững. Theo đó, người dân trên địa bàn được hưởng lợi rất nhiều từ các chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững.

Trước đây, người dân không nắm bắt nhiều về kỹ thuật trồng cà phê dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Từ khi tham gia vào chuỗi liên kết, với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã hướng dẫn người dân sản xuất cà phê sạch, thu hoạch quả chín đạt trên 90%. Từ đó, năng suất sẽ được tăng lên, giá trị cà phê cũng cao hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết cũng xây dựng được vùng nguyên liệu đạt chuẩn để phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

“Chúng tôi đang vận động người dân đưa những giống cà phê chất lượng vào thực hiện tái canh thay thế những vườn cây già cỗi. Sau đó, huyện sẽ hướng người dân, HTX tham gia nhiều hơn vào các chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên thị trường”, ông Sơn chia sẻ.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.