| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 25/11/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 25/11/2018

Nên có đường phố mang tên Hoàng Thị Minh Hồ

Ngày 19/11 vừa qua, UBND TP Hà Nội gửi tờ trình tới HĐND TP đề xuất đặt tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô cho đoạn phố dài 900m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.

Bà Hoàng Thị Minh Hồ (Ảnh: Linh Tâm)

Nếu đầu tháng 12 tới, HĐND TP thông qua, Hà Nội sẽ có một đường phố mang tên một nhà tư sản ái quốc, có đóng góp to lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc cách đây hơn 70 năm.

Vào những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Chính phủ non trẻ của Hồ Chủ tịch đứng trước muôn vàn khó khăn. Thù trong, giặc ngoài, đất nước vừa trải qua một nạn đói khủng khiếp. Số người chết đói khoảng 10% dân số (2,5tr/25tr khi đó) chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Trước những khó khăn đó, Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ Vàng, kêu gọi sự ủng hộ của đồng bào cả nước.

Trong số 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng của cuộc phát động, gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ (phu nhân của nhà đại tư sản Trịnh Văn Bô) ủng hộ cho Chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (thời giá lúc đó) cùng nhiều căn nhà phục vụ vào việc chung.

Sự đóng góp to lớn của nhân dân cả nước, nhất là gia đình cụ Trịnh Văn Bô cùng nhiều nhà tư sản khác đã giúp Chính phủ lâm thời một nguồn tài chính to lớn, góp phần củng cố nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì vậy, đặt tên đường phố đối với ông Trịnh Văn Bô là tất yếu.

Song, người viết bào này có hai điều băn khoăn.

Thứ nhất, đáng lẽ việc này phải làm từ lâu (khoảng năm 1998, 10 năm sau ngày mất (1988) của cụ Trịnh Văn Bô theo qui định). Tuy nhiên, không hiểu sao một sự “tất yếu” ấy lại chậm đến 20 năm (1998 - 2018).

Thứ hai, số tài sản đóng góp của cụ Trịnh Văn Bô là tài sản của cả gia đình, trong đó đặc biệt là bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Người Việt Nam có câu “của chồng, công vợ”. Vì vậy, nên chăng tìm một đường phố cùng khu vực, có liên hệ với con đường dự kiến mang tên Trịnh Văn Bô để đặt tên bà Hồ? Hoặc có thể đặt tên đường phố sắp tời cùng mang tên hai người?

Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, không quên công lao của một ai mà nhìn ở góc độ nào đó, chính là thực hiện quyền bình đẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm