Nếp hạt Cau: Giống lúa cổ xanh mướt trên vùng Bá Thước
Thứ Hai 18/09/2023 , 06:00 (GMT+7)Lúa Nếp hạt cau là một giống lúa cổ được trồng ở xã Ban Công, huyện Bá Thước, đang dần trở thành một nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng người dân nơi đây.
Bá Thước là một huyện thuộc miền núi của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở phía Bắc Tây bắc thành phố Thanh Hóa, cách khoảng 120 km. Với đặc điểm miền núi cao, huyện có địa hình đa dạng và phức tạp, với 3/4 diện tích bao gồm đồi núi và được chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối.
Nơi đây có sự xen lẫn giữa các gò đồi, cánh đồng và thung lũng. Độ cao trung bình khoảng từ 80 đến 100 mét so với mặt nước biển, địa hình từ thấp dần khi đi về phía Đông. Đây là khu vực đất đai màu mỡ nên được xem là trọng điểm cho việc trồng lúa và cây hoa màu. Đặc biệt, ở vùng đất này người dân đã ươm và reo thành công một giống lúa cổ có tên lúa nếp hạt cau.
Lúa nếp hạt cau có thời gian trồng dài hơn so với các loại nếp khác, cần ít nhất 4 tháng mới có thể thu hoạch, thời gian gieo mạ cũng kéo dài từ 25 đến 30 ngày, trong khi các loại nếp khác chỉ cần 15 ngày nên công việc trồng và chăm sóc lúa nếp hạt cau đòi hỏi nhiều công sức, tuy nhiên kết quả thu lại rất đáng “đồng tiền bát gạo”.
Lúa nếp hạt cau là giống lúa đặc biệt, có thể đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân tại xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Loại lúa này không chỉ nổi bật về chất lượng, với hàm lượng Protein chiếm 2,62%; hàm lượng lipit chiếm 0,24g/100g; hàm lượng Glucid chiếm 29,12g/100g; hàm lượng chất xơ chiếm 0,42g/100g, lúa nếp hạt cau còn đem lại cảnh quan du lịch xanh mướt cho khu vực xã Ban Công.
Để đạt được sự thành công trong việc trồng lúa nếp hạt cau, điều cần thiết là đất trồng phải khô ráo, nơi ruộng cạn, nước cung cấp cho lúa phải sạch. Cây lúa nếp hạt cau này có khả năng phát triển cao và trĩu bông hơn các giống lúa khác nên yêu cầu môi trường đất đai phải ổn định.
Là một trong những hộ gia đình trồng lúa nếp hạt cau, chị Tâm - thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Du lịch Ban Công chia sẻ “Ở xã này có 4 làng trồng lúa nếp hạt cau, gồm làng Tôm, làng Chiềng Lau, làng Sát, làng Ba rộng khoảng 20 hecta. Tất cả các hộ trồng giống lúa này đều ký hợp đồng với hợp tác xã bao tiêu khi lúa chín”. Công đoạn phơi giống lúa này cũng đòi hỏi lâu hơn, cần tới 6 ngày nắng để đảm bảo chất lượng vỏ và hạt. Việc sản xuất lúa đòi hỏi người dân phải bỏ sức gấp đôi so với trồng các giống lúa khác, nhưng kết quả cho ra một sản phẩm được coi là tinh hoa của lúa gạo Việt Nam.
Để có được hạt lúa nếp hạt cau chất lượng, nông dân phải thực hiện việc thu hoạch bằng cách nhặt từng bông một thay vì thu hoạch theo bó như các loại lúa khác.
Sản phẩm lúa nếp hạt cau ban đầu chủ yếu được cung cấp cho người dân trong xã Ban Công. Nhưng nhiều năm trở lại đây, giống lúa này được chế biến và đóng gói cho các doanh nghiệp thu mua. Đặc biệt, nông dân địa phương đã kết hợp sản xuất gạo nếp hạt cau với ngành du lịch, tạo ra những sản phẩm độc đáo mà du khách có thể mang về làm quà cho gia đình hoặc người thân. Thời gian thu hoạch lúa nếp hạt cau là thời điểm cuối năm. Đây cũng là khoảng thời gian mà khách du lịch khám phá vùng đất này, có những thời điểm lượng khách đặt mua quá nhiều khiến cung không đủ cầu. “Hợp tác xã cùng hỗ trợ kĩ thuật và cung cấp giống cây cho các hộ nông dân, sau đó thu mua sản phẩm. Máy móc cũng không thể tiếp cận một số ruộng nhỏ do địa hình địa phương hạn chế, nên đa phần nông dân phải làm thủ công nhưng điều này không làm giảm đi giá trị của sản phẩm”. Chị Tâm cho biết thêm.
Sản phẩm gạo nếp hạt cau có mức giá 50.000 đồng/kg, việc trồng và chăm sóc giống lúa hạt cau này không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp địa phương.
Lúa nếp hạt cau không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. Nông dân và Hợp tác xã Ban Công đang cố gắng bảo vệ và duy trì loại cây này. Nông dân và chính quyền địa phương nơi đây cho biết lúa nếp hạt cau không bị lai giống với các loại lúa khác, đảm bảo phát triển của giống lúa nếp hạt cau trong tương lai.
tin liên quan
Sau bão số 6, bờ biển sạt lở dài 5 km, xâm thực 15-20m
Quảng Trị Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, bờ kè thuộc Dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Gio Hải - Cửa Việt bị sạt lở, xâm thực.
Từ chốn 'săn mây' tới điểm 'chữa lành' giữa núi rừng Tây Bắc
Sơn La Điểm nghỉ dưỡng 'chữa lành' Ban Mai Retreat với không gian yên bình, thư giãn thực sự cần thiết cho những người bận rộn cần tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Không khí Halloween tràn ngập phố Hàng Mã
Hà Nội Trước thềm Halloween, phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tràn ngập sắc màu với nhiều mặt hàng mang đậm chất lễ hội hoá trang, phục vụ nhu cầu mua sắm và trang trí.
Hậu bão Trà Mi: Cây xanh bật gốc, nằm ngổn ngang trên đường phố Huế
Dù tác động của bão Trà Mi không lớn như dự đoán nhưng nhiều cây xanh đô thị ở thành phố Huế vẫn bị bật gốc, ngã đổ hàng loạt.
Học sinh hào hứng khám phá trang trại, nhà máy 'xanh' sản xuất sữa Vinamilk
Công nghệ thông minh nhưng thân thiện với môi trường, là những điều các em học sinh cấp 1, 2 đã trải nghiệm tại trang trại Green Farm và siêu nhà máy sữa của Vinamilk...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu Quốc hội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 21/10, trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 8, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.