| Hotline: 0983.970.780

Nestlé muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm và đồ uống

Thứ Hai 08/11/2021 , 19:43 (GMT+7)

Với việc đầu tư mạnh vào các nhà máy chế biến ở Việt Nam, Tập đoàn Nestlé mong muốn đưa Việt Nam thành trung tâm cung ứng thực phẩm và đồ uống của thế giới.

Khu vực sản xuất cà phê hòa tan khử caffeine của Nestlé Việt Nam. Ảnh: TL.

Khu vực sản xuất cà phê hòa tan khử caffeine của Nestlé Việt Nam. Ảnh: TL.

Vừa qua, Công ty Nestlé Việt Nam đã cam kết đầu tư 132 triệu USD trong hai năm tới nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, hướng tới mục tiêu đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới.

Nhà máy Nestlé Trị An là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam và cũng là một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trong khu vực của Tập đoàn.

Ngoài mục tiêu sản xuất các sản phẩm cà phê chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Nestlé Trị An đã được xuất khẩu tới 25 thị trường, bao gồm những thị trường khó tính tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Úc.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc công ty Nestlé Việt Nam cho biết “Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm sản xuất các mặt hàng thực phẩm và đồ uống đóng gói cho cả thế giới nhờ có một hữu lực lượng lao động giỏi tay nghề và tinh thần làm việc cao. Ngoài ra, hệ thống vận hành của Nestlé Việt Nam hiện nằm trong nhóm hiệu quả và linh động hàng đầu đối với tất cả thị trường mà tập đoàn Nestlé đang có mặt”.

Ông Suan Win Lee, Giám đốc Chuỗi cung ứng Công ty Nestlé Việt Nam, cho biết, doanh nghiệp đã nhận ra những cơ hội mở rộng sản xuất cà phê ở Việt Nam trong những năm tới. Tập đoàn Nestlé hiện là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất khi mua khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam mỗi năm, tương đương khoảng 700 triệu USD.

Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng cà phê của Nestlé Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2021 đã đạt mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của đợt bùng phát thứ 4 của đại dịch Covid-19 lên các hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng của Nestlé và đối tác trong nước và quốc tế.

Ông Suan Win Lee chia sẻ “Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Việt Nam cũng được xếp hạng cao về năng suất. Vì vậy, trong thời gian tới, việc cải thiện cận biên trong năng suất, chứng nhận và nông nghiệp bền vững cần được chú trọng trong bối cảnh nhu cầu về cà phê đã và sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu”.

Mới đây, Nestlé Việt Nam đã được Bộ Công Thương trao chứng nhận “Nhà xuất khẩu uy tín năm 2020”. Trong các doanh nghiệp được trao chứng nhận uy tín này, Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài duy nhất thuộc ngành hàng cà phê.

Xem thêm
Công nhận tương đương: Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi)

Vấn đề công nhận tương đương tại dự thảo Lệnh 248 (sửa đổi) đặt ra những nhiệm vụ mới cho cơ quan quản lý, trước mắt là xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất