| Hotline: 0983.970.780

Nestlé Việt Nam thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Thứ Năm 25/04/2024 , 17:45 (GMT+7)

Lộ trình Nestlé Net Zero được khởi động từ 2020 đã đưa Tập đoàn chuyển đổi hoạt động kinh doanh, thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên các lĩnh vực.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Sáng kiến cầu nối cho các bên liên quan về xu hướng chuyển đổi xanh

Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ ban ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050. 

Sự kiện nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Nestlé Việt Nam, Đồng chủ tịch của VBCSD và các đối tác chiến lược, góp phần vào mục tiêu chung của quốc gia nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, đảm bảo một tương lai bền vững cho các thế hệ tương lai.

Hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa khi thời điểm các doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động thẩm định báo cáo kiểm kê và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và các quy định liên quan đã có hiệu lực.

Hơn 140 đại diện đến từ các doanh nghiệp cung ứng, vận tải và hậu cần hàng đầu tại Việt Nam là các đối tác của Nestlé Việt Nam đã cùng tham gia thảo luận, chia sẻ với đại diện VBCSD, các chuyên gia đến từ Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) và các đơn vị tư vấn kỹ thuật.

Theo một khảo sát nhanh, phần lớn các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đã biết đến và mong muốn xây dựng các chương trình hành động nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn và lúng túng trong việc đo đạc, kiểm kê và xây dựng lộ trình để đạt được mục tiêu giảm phát thải.

Vì vậy, chương trình trao đổi và thảo luận không chỉ nhằm mục đích cập nhật các cam kết quốc tế của Việt Nam, cung cấp thông tin về khung quy định pháp luật có liên quan, mà còn hướng dẫn các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cách thực hiện báo cáo kiểm kê, cũng như xây dựng và hoàn thiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải hướng đến mục tiêu góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam vào năm 2050.

Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ozone, Cục biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sự đồng hành của Nestlé Việt Nam cùng VBCSD trong việc tổ chức các chương trình đối thoại sẽ là cầu nối cho cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ về xu hướng quốc tế trong quá trình chuyển đổi xanh.

Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ozone, Cục biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sự đồng hành của Nestlé Việt Nam cùng VBCSD trong việc tổ chức các chương trình đối thoại sẽ là cầu nối cho cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ về xu hướng quốc tế trong quá trình chuyển đổi xanh.

Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ozone, Cục biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tin rằng sự đồng hành, chủ trì của Nestlé Việt Nam cùng VBCSD trong việc tổ chức các chương trình đối thoại ý nghĩa là cầu nối cho cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ về xu hướng quốc tế trong quá trình chuyển đổi xanh, các quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính và các công nghệ, quy trình quản lý liên quan đến giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, hoạt động này là cơ hội nhằm tăng cường sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong tiến trình hoàn thiện chính sách pháp luật, thúc đẩy các hoạt động ứng phó, giảm thiếu biến đổi khí hậu cũng như hỗ trợ tốt nhất cho phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Ông Phạm Hoàng Hải, Phụ trách Quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam bày tỏ, trong những năm vừa qua, Nestlé Việt Nam và VBCSD triển khai nhiều chương trình hợp tác, trao đổi và đối thoại ý nghĩa và giá trị.

VBCSD ghi nhận, đánh giá cao các hoạt động và sáng kiến của Nestlé Việt Nam với vai trò đồng chủ tịch VBCSD trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia.

Sự kiện này cũng là cơ hội tốt để VBCSD tiếp tục chia sẻ, phổ biến đến cộng đồng doanh nghiệp những thông tin, yêu cầu của thị trường hiện nay về giảm phát thải trong chuỗi cung ứng trên cơ sở cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác chung.

Nestlé Việt Nam cùng các đối tác góp phần thúc đẩy mô hình nông nghiệp phát thải thấp ở Việt Nam.

Nestlé Việt Nam cùng các đối tác góp phần thúc đẩy mô hình nông nghiệp phát thải thấp ở Việt Nam.

Lộ trình Nestlé Net Zero cho mục tiêu chuyển đổi hoạt động kinh doanh

Lắng nghe các chia sẻ, ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Nestlé Việt Nam cho biết, vào năm 2020, Tập đoàn Nestlé đã công bố Lộ trình Nestlé Net Zero và kể từ đó chuyển đổi hoạt động kinh doanh, bắt đầu thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên cả ba phạm vi hoạt động của Nestlé.

“Chúng tôi áp dụng hai phương pháp tiếp cận chiến lược chính giúp giải quyết vấn đề phát thải Phạm vi 3. Chiến lược ‘Nestlé Forest Positive’ nhằm mục đích bảo tồn và phục hồi rừng và môi trường sống tự nhiên và ‘Khung Nông nghiệp Nestlé’ nhằm thực hiện một hệ thống nông nghiệp và thực phẩm có khả năng tái tạo hơn. Bên cạnh đó là thực hiện các sáng kiến và giải pháp nhằm giảm cắt giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động vận tải và hậu cần”, ông Khuất Quang Hưng chia sẻ về định hướng của Nestlé.

Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững. 

Năm 2023, Nestlé Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác công tư nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp thông qua chương trình Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV). Đồng thời, hai bên cùng chính thức khởi động sáng kiến nông lâm kết hợp trồng 2,3 triệu cây xanh tại Tây Nguyên. 

Ngoài ra, việc giảm phát thải, đầu tư cho chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải và hậu cần là một trong những chiến lược quan trọng của Nestlé Việt Nam. Những sáng kiến tiêu biểu có thể kể đến như: ứng dụng thông minh “Cargoo”, nhằm kết nối nhà sản xuất với nhà nhập khẩu và các hãng tàu, góp phần tăng hiệu suất đóng hàng, giảm chi phí vận tải biển từ năm 2022; ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển “Transportation-Hub”, giúp tối ưu hóa việc phân bổ đơn hàng, giảm phát thải trong hoạt động vận tải.

Được thành lập từ năm 1995, Nestlé luôn coi trọng những nguyên tắc phát triển bền vững trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh gắn liền với việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

2023 cũng là năm đánh dấu cột mốc 3 năm liên tiếp Nestlé Việt Nam dẫn đầu trong Top 100 "Doanh nghiệp Bền vững năm” trong lĩnh vực sản xuất, kết quả được công bố bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong khuôn khổ Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm