| Hotline: 0983.970.780

Nếu BOT Bờ Đậu thu phí, Thái Nguyên được và mất gì?

Thứ Tư 10/04/2019 , 10:02 (GMT+7)

Mặc dù đã có nhiều thông tin Trạm BOT Bờ Đậu sẽ tiến hành thu phí, người dân đã rất lo lắng và tụ tập nhau đi diễu hành phản đối. Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV Báo NNVN, có thể khẳng định vẫn chưa có văn bản nào liên quan tới việc triển khai thu phí ở trạm này.

Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra là nếu trạm BOT đặt sai vị trí trên QL3 này tiến hành thu phí, tỉnh Thái Nguyên có thể được và mất những gì? Vấn đề đang làm đau đầu những nhà quản lý và cả những cơ quan chức năng.

Trạm BOT Bờ Đậu đặt sai vị trí trên QL3 để thu hồi vốn cho đường BOT Thái Nguyên – Chợ Mới.

Cái được trước tiên khi trạm BOT Bờ Đậu tiến hành thu phí là sẽ giúp thu hồi vốn cho Liên danh Cienco4 – Tuấn Lộc – Trường Lộc đã đầu tư xây dựng tuyến đường BOT Thái Nguyên - Chợ Mới. Tổng số tiền kinh phí đầu tư vào khoảng hơn 2.700 tỷ đồng.

Việc thu phí BOT cũng sẽ đóng góp vào ngân sách của tỉnh Thái Nguyên mỗi năm khoản hơn 10 tỷ đồng. Một con số rất nhỏ bé số với tổng mức thu ngân sách của tỉnh Thái Nguyên là trên 15.000 tỷ đồng của năm 2018.

Nếu BOT Bờ Đậu thu phí, cái thiệt hại đầu tiên và nhìn thấy ngay, đó là tương lai của làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu sẽ bị đe dọa. Các loại xe ô tô sẽ hạn chế đi qua và dừng nghỉ ở Bờ Đậu, kéo theo sức mua sẽ giảm theo. Những người ở phía TP. Thái Nguyên trước đây có thể thích là lên mua về ăn, hoặc mua làm quà mang đi xa biếu. Nhưng sẽ ngại đi lên hơn nếu mua được cái bánh trưng giá 30.000đ, mà lại phải bỏ ra tới 70.000đ cho 2 lượt vé. Điều đó có thể ảnh hưởng tới việc kinh doanh của hàng trăm hộ dân ở làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, kéo theo là giảm thu nhập của hàng ngàn người từ bán hàng, cung cấp nguyên liệu, công nhân làm bánh chưng.

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân làm về lĩnh vực vận tải chạy thường xuyên tuyến đường này sẽ là những người chịu thiệt thòi không nhỏ. Cả một chuyến hàng có khi không lãi bằng tiền giá vé 2 lượt đi về. Đương nhiên tăng giá cước vận tải sẽ phải tăng để bù vào khoản tiền này, nhưng như vậy cũng sẽ giảm sự cạnh tranh trong kinh doanh. Trong đó có một số doanh nghiệp có nhiều đầu xe, mỗi năm đóng các loại thuế kinh doanh, phí đường bộ lên tới cả tỷ đồng.

Khi giá cả vận tải hành khách cho tới hàng hóa khi di chuyển qua trạm tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của những người dân nghèo, trong đó có những  học sinh, sinh viên thường xuyên đi lại qua tuyến đường này bằng các loại dịch vận tải công cộng như xe khách, xe buýt.

Quan trọng hơn, tỉnh Thái Nguyên có thể phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt của người dân. Vấn đề này không phải không có cơ sở, bởi ngay từ khi xây trạm BOT Bờ Đậu và rục rịch chuẩn bị thu phí, đã có nhiều đợt diễu hành phản đối, thậm chí là đã có hơn 10.000 chữ ký tập thể của người dân đòi dỡ bỏ trạm BOT. Nên nếu không giải quyết ổn thỏa, hài hòa lợi ích của nhân dân, chỉ ùn tắc 1 - 2h trên QL3, hàng trăm xe đưa đón công nhân không qua lại được sẽ làm cho ngành công nghiệp non trẻ có giá trị hàng chục tỷ USD của Thái Nguyên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng với đó là nhiều hệ lụy khác về thu ngân sách, thu hút đầu tư của tỉnh.

Chưa triển khai thu phí, BOT Bờ Đậu đã vấp phải sự phản đối quyết lệt của người dân.

Còn có nhiều điều bất cập khác nữa chưa thể nói lên hết được. Nhưng chắc chắn một điều rằng, nếu BOT Bờ Đậu tiến hành thu phí, tỉnh Thái Nguyên được thì ít, mà cái phải đương đầu giải quyết vấn đề phức tạp sẽ rất nhiều.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm