| Hotline: 0983.970.780

Ngắm giây phút cả đời có một của 20 cặp y bác sĩ tuyến đầu

Thứ Hai 21/02/2022 , 09:09 (GMT+7)

Quá nhiều cảm xúc tại 'lễ cưới đặc biệt' cho 20 cặp nhân viên, y bác sĩ nhiều lần phải hoãn cưới để tham gia tuyến đầu chống dịch Covid-19, tổ chức vào tối 20/2.

Họ cùng nắm tay nhau bước chung vui trong hôn lễ "đặc biệt" của đời mình. Clip: Nguyễn Thủy.

Chương trình có sự tham dự của nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Bí thư Trung Ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng, đại diện lãnh đạo Quân khu 7, lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).

Sân khấu "Mạch Sống" được thiết kế với 20 cây sứ đại cổ hơn 300 năm tuổi, lối đi ngập tràn hoa, lá vàng tạo lên một không gian lung linh sắc màu giữa tiết trời mát mẻ của Sài Gòn buổi đêm. Chương trình lễ cưới gồm các phần trình diễn áo dài, tái hiện lại những câu chuyện của y bác sĩ ở các điểm nóng dịch bệnh như Trung tâm điều trị Covid-19, cấp cứu trên biển ở Trường Sa, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Các cặp đôi sẽ cùng nắm tay nhau bước ra giữa một sân khấu lung linh, hoành tráng.

Thiếu tướng, Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, chủ hôn của buổi hôn lễ gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, Đảng, Nhà nước, cơ quan ban ngành đã dự một đám cưới "đặc biệt" của bệnh viện. Ông cũng gửi lời cảm ơn tới những đấng sinh thành có những người con thực sự dũng cảm. 

"Chúng tôi xin cảm ơn các bạn - những người đã gác lại tất cả phía sau lưng, lao vào cuộc chiến thảm khốc sinh tử. Các bạn đã anh dũng chiến thắng trở về. Và tất cả những gì chúng ta làm hôm nay cho các bạn vẫn là chưa đủ", Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ.

Là người tham gia trực tiếp trong đêm tổng duyệt, Đại tá - Tiến sĩ Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cảm động sau sự thành công của buổi lễ. Ông chia sẻ: “Chúng ta vừa được cùng chứng kiến một buổi lễ rất cảm xúc, đã chạm đến trái tim của tất cả mọi người. Để có được sự thành công của buổi hôn lễ hôm nay, không thể không nhắc tới sự tham gia nhiệt tình của các cặp đôi, có những bạn mới sinh chưa được tháng, có bạn con mới được vài tháng nhưng tất cả các bạn đã cũng cố gắng tham gia.

Tôi mong chúng ta có được những giây phút hạnh phúc như thế này. Để chiến thắng được dịch Covid-19, sự hi sinh thầm lặng của các cặp đôi, cũng như các lực lượng tuyến đầu chống dịch và các lực lượng khác rất đáng được trân trọng”, Đại tá Việt nói.

Sau hơn 2 năm tạm gác niềm vui, hạnh phúc riêng để làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc, họ đã được trở lại với cuộc sống bình thường, họ đã được thành thân trong niềm vui của đấng sinh thành và hơn nữa là tình thương của những đồng nghiệp như người cha, người anh, người bạn chia sẻ với nhau đến tận cùng, trong những khoảnh khắc sinh tử.

Một cặp đôi mặc bộ đồ phòng dịch, được xe cứu thương chở đến ngay sân khấu chính của chương trình.

Họ tái hiện màn cầu hôn của nhân viên y tế trong đại dịch Covid-19.

Hôm nay, họ cùng nắm tay nhau trong một không gian lãng mạn ngập tràn sắc hoa, trên nền ca khúc "Thương nhớ Sài Gòn" - lời Trương Hòa Bình, nhạc: Nguyễn Hồng Sơn. Bài hát kể về những tháng ngày "Sài Gòn yêu thương những ngày giông tố/ Sẽ sớm qua thôi, rạng ngời những nụ cười/ Ngọt bùi đắng cay chung tay cùng chia sớt/ Đi trước về sau mãi son sắt thủy chung…". Đây sẽ là một kỷ niệm không thể nào quên trong suốt cuộc đời của 20 cặp đôi cùng tham gia lễ cưới tập thể ngày hôm nay.

Một số cặp đôi phải tạm hoãn đám cưới nhiều lần, họ chỉ kịp đăng ký kết hôn và lên đường tham gia chống dịch Covid-19. Khi được đơn vị tổ chức một lễ cưới trang trọng, được mặc chiếc váy cưới trắng tinh khôi, thì cũng là lúc con họ đã chập chững biết đi. 

Họ cùng nắm tay nhau bước vào nghi thức khai rượu.

Niềm vui của họ nhân đôi khi có sự chứng kiến, chung vui của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TP.HCM, đồng nghiệp nơi họ công tác, cũng như sự chứng kiến của người thân, gia đình hai bên.

Nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chúc mừng trong ngày hạnh phúc của các y bác sĩ quân y.

Nụ cười rạng ngời hạnh phúc của cô dâu chú rể trong ngày thành thân.

Yêu nhau 9 năm từ khi còn cùng nhau tham gia chuyến xe tình nguyện Mùa hè xanh của Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, đến nay Lê Thị Huỳnh Như (Ban quản lý chất lượng BV Quân y 175) và Huỳnh Tấn Lực (giảng viên trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM) được sánh đôi bên nhau dưới sự chứng kiến của gia đình và đồng nghiệp. Họ sẽ lại tay trong tay, cùng nhau tham gia những chuyến tình nguyện, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng vẽ lên một tương lai hạnh phúc. "Được tổ chức một đám cưới hoành tráng cùng các đồng nghiệp sau những ngày TP.HCM căng thẳng vì dịch Covid-19. Đây là một giấc mơ có thật!", Như nói.

Ngày mà Trung úy Bùi Thị Hoài Thu (khoa Răng BV Quân y 175) được mặc chiếc váy cưới trắng tinh, thì con trai cô tròn 13 tháng. Bé Nam Đăng là kết tinh tình yêu Thu và Trung úy Trần Văn An (khoa Hồi sức Ngoại BV Quân y 175). Nam Đăng được ghép từ Việt Nam - Sudan - nơi mà cả hai cùng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp Quốc (Nam Sudan - Châu Phi).

Dưới tiếng nhạc du dương, họ nắm tay nhau nhảy điệu Valse nồng say. 

Chương trình có sự tham gia của NSƯT Thanh Lam.

Cặp đôi ca sĩ - nhạc sĩ Cẩm Vân - Khắc Triệu.

Nghệ sỹ Tỳ bà Nghiêm Thu (áo dài xanh).

Tái hiện lại hình ảnh người lính từ miền Bắc chi viện tăng cường cho Sài Gòn - TP.HCM những ngày dịch Covid-19 căng thẳng.

Trong những ngày tháng Sài Gòn chiến đấu với "kẻ thù vô hình", lực lượng tuyến đầu chống dịch đã lao vào trận chiến, không lùi bước, để giành giật mạng sống cho người bệnh, cho nhân dân.

Những chiếc áo dài với chất liệu truyền thống là Lụa Vietnam Silk House được Nhà tạo mẫu Minh Hạnh thiết kế gắn liền với những hình ảnh lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Hình ảnh chiến sĩ "mũ nồi xanh" tham gia Lực lượng Gìn giữ Hòa Bình Liên hợp quốc.

5 bác sĩ tuyến đầu của Bệnh viện Quân y 175 sau những ngày đối mặt với kẻ thù vô hình, những đêm thức trắng để giành giật sự sống cho bệnh nhân. Ngày hôm nay, trên gương mặt họ xuất hiện những nụ cười và trên đôi mắt họ đã sáng rực những hy vọng. 

Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ lớn

Cháy rừng ngùn ngụt tại núi Cô Tô kèm tiếng nổ lớn

Phóng sự 06:23

An Giang Tối 26/4, tại khu vực núi Cô Tô (thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã xảy ra cháy rừng kèm nhiều tiếng nổ lớn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền1

Phóng sự 16:37

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Phóng sự 10:18

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Phóng sự 06:28

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Phóng sự 09:11

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Kỳ bí rừng Nam Xuân Lạc: [Bài 2] Chuyến đi xuyên 18km đường rừng

Kỳ bí rừng Nam Xuân Lạc: [Bài 2] Chuyến đi xuyên 18km đường rừng

Phóng sự 06:00

Bắc Kạn Nam Xuân Lạc trù phú với những cây gỗ quý mấy người ôm không xuể, hệ động thực vật phong phú như vừa thúc giục vừa níu giữ bước chân lữ khách phương xa.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm