| Hotline: 0983.970.780

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Thứ Ba 16/04/2024 , 09:11 (GMT+7)

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Gần 30ha rừng ngập mặn ở huyện Nghĩa Hưng bị khô cạn. Ảnh: Kiên Trung.

Gần 30ha rừng ngập mặn ở huyện Nghĩa Hưng bị khô cạn. Ảnh: Kiên Trung.

Nguyên nhân được cho rằng do kênh xả thải Khu công nghiệp Rạng Đông vừa khánh thành đã chặn dòng khiến nước biển không lưu thông, không có nguồn cung cấp nước tự nhiên.

Rừng ngập mặn cũng… khô hạn

Theo các nguồn tin địa phương, kênh xả thải của khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (KCN Aurora, huyện Nghĩa Hưng) vừa hợp long đưa vào sử dụng giữa tháng 3/2024 đã chặn đường nước vào - ra khiến khu vực rừng ngập mặn sát chân đê bị thiếu nước.

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có mặt tại khu vực rừng ngập mặn nói trên để xác thực sự việc.

Tại vị trí khu rừng ngập mặn này đang xảy ra tình trạng khô hạn, không có nước biển vào - ra nằm bên trái kênh thoát nước của khu công nghiệp, theo hướng tiếp giáp với bờ kè khu sinh thái biển (xã Nghĩa Lợi). Đây là khu rừng ngập mặn chủ yếu là cây trang có tuổi đời gần 30 năm, nằm trong dự án “Trồng rừng ngập mặn - giảm nhẹ rủi ro, thảm họa” giai đoạn 1997 - 2015 do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch - Nhật Bản tài trợ.    

Vạt rừng ngập mặn tại xã Nghĩa Lợi đang bị khô cằn do không có nước vào - ra suốt gần một tháng nay. Ảnh: Kiên Trung.

Vạt rừng ngập mặn tại xã Nghĩa Lợi đang bị khô cằn do không có nước vào - ra suốt gần một tháng nay. Ảnh: Kiên Trung.

Tại tỉnh Nam Định, dự án này được triển khai tại 16 xã ven biển thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy với tổng diện tích rừng ngập mặn trồng mới, trồng dặm, trồng xen lên tới 2.100ha.

Trải qua khoảng thời gian gần 30 năm, những rừng trang ngập mặn tại các xã ven biển Nghĩa Lợi, Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng) đã vươn mình khép tán, đan vào nhau như thành lũy, góp phần tạo thành vành đai rừng phòng hộ bảo vệ đời sống và hoạt động sản xuất của người dân địa phương.

Đứng từ xa, một thảm xanh trải dài tít tắp, song song với con đê biển dài cả chục km. Nhiều năm qua, những rừng trang che chở, chắn sóng, làm ấm những chân đê, bảo vệ đồng ruộng và những làng xã bên trong. Tuy nhiên, một vệt rừng trang hiện đang bị khô hạn là điều có thực.

Bắt đầu từ cửa kênh xả thải của khu công nghiệp Rạng Đông xuyên qua thân đê đổ ra biển, những thảm rừng ngập mặn khô hạn, trơ gốc. Hơn 3 tuần qua không có nước biển ra vào, mặt đất khu vực này bắt đầu chai cứng lại…

Hình ảnh trái ngược khi một bên là vạt rừng khô cạn...

Hình ảnh trái ngược khi một bên là vạt rừng khô cạn...

Một bên là khu vực ăm ắp nước trong đợt thủy triều lên. Ảnh: Kiên Trung.

Một bên là khu vực ăm ắp nước trong đợt thủy triều lên. Ảnh: Kiên Trung.

Anh Vũ Đình Phong (một người dân trong xã) quần xắn quá gối, bước xăm xăm trên thảm rừng khô cạn. Càng đi sâu vào bên trong lõi rừng, tình trạng khô cạn càng thấy rõ.

Ngày trước, để đi được vào bên trong lõi những cánh rừng này, người dân địa phương phải di chuyển bằng thuyền nhỏ, đáy bằng và mỏng. Nếu lội bộ, bùn đất nhão nhoét do ngâm nước sẽ bị sụt đến ngang hông, không thể di chuyển bằng được.

Thời điểm hiện tại, mặc dù mặt đất vẫn còn ẩm nhưng đã rắn chắc tới mức, nện chân thật mạnh cũng không bị lún. Càng đi sâu vào trong lõi, bề mặt rừng càng khô. Cả một vùng rộng mênh mông ven bờ, chỉ có những con kênh là có nước, nhưng mực nước cũng rất mỏng, cảm giác như chỉ lang láng bề mặt.

Một đoạn kênh xả thải của Khu công nghiệp Rạng Đông. Ảnh: Kiên Trung.

Một đoạn kênh xả thải của Khu công nghiệp Rạng Đông. Ảnh: Kiên Trung.

Vạt rừng đang bị khô cạn chủ yếu cây trang là cây chủ lực. Cây nào cây nấy cao nghễu nghện trên 3 mét, thân cành khẳng khiu, mật độ khá dầy. Phía bên trên, rừng trang đã khép tán, đan cài vào nhau dày tới mức, những vệt nắng lọt xuống chỉ là những đốm hoa nắng li ti. Trên bề mặt đất ngập nước, dưới chân rừng trang, một hệ sinh thái đã được hình thành với vô số loài sinh vật biển, đào hang, hốc… làm nơi trú ngụ.

Dù thời điểm chúng tôi có mặt là lúc thủy triều lên nhưng cả một cánh rừng bạt ngàn vẫn trơ đáy, không một giọt nước tràn vào. Trái ngược lại, phía bên kia của kênh thoát nước, vùng rừng ngập mặn còn lại nằm theo hướng xuôi về khu vực Cồn Xanh, thủy triều đang lên đưa nước ăm ắp ngang những cây trang cao lêu nghêu.

Để nguyên quần áo, anh Phong lội xuống để đo mực nước, so sánh với khu rừng khô hạn mà chúng tôi vừa thực địa. “Bây giờ là lúc triều lên. Khi lên tới đỉnh, nước sẽ ngập ngang thân cây, không còn phân biệt được ranh giới của những vạt rừng với nhau. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy có hiện tượng này”, anh Phong cho biết.

Kênh thoát nước khu công nghiệp chặn dòng?

Theo người dân địa phương, trước khi chưa xây dựng kênh thoát nước thải của khu công nghiệp tại khu vực này, cả cánh rừng này là một dải liền nhau, chưa bao giờ có sự việc không có nước dâng.

Kênh thoát nước thải Khu công nghiệp Rạng Đông vừa hoàn thành được cho là nguyên nhân của sự cố nói trên. Ảnh: Kiên Trung.

Kênh thoát nước thải Khu công nghiệp Rạng Đông vừa hoàn thành được cho là nguyên nhân của sự cố nói trên. Ảnh: Kiên Trung.

Từ khi con kênh này được hợp long, nó chia cắt thành hai khu vực rừng riêng rẽ, và xuất hiện hiện tượng một bên thì khô hạn, một bên nước vẫn vào ra bình thường.

Cuối năm 2022, tỉnh Nam Định thu hồi hơn 100ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản tại xã Nghĩa Lợi để giao chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông xây dựng kênh thoát nước thải của khu công nghiệp nằm song song với tuyến đê biển kéo dài chừng 3km từ thị trấn Rạng Đông tới xã Nam Điền. Trên sơ đồ, con kênh này là đường vuông góc nối từ khu công nghiệp tới điểm xả ngoài biển.

Theo thiết kế, kênh thoát nước thải có chiều rộng 50 mét, dài 2,5km nối từ khu công nghiệp đi qua thân đê. Ngoài việc đi xuyên qua những đầm nuôi thuỷ sản, nó còn xâm hại hơn 7.000m2 rừng phòng hộ, buộc phải chuyển đổi. Tổng diện tích dự án kênh lên tới hơn 10ha.

Chủ đầu tư đang thi công điểm đặt ông cống điều tiết dẫn nước tự nhiên vào khu vực rừng ngập mặn. Ảnh: Kiên Trung.

Chủ đầu tư đang thi công điểm đặt ông cống điều tiết dẫn nước tự nhiên vào khu vực rừng ngập mặn. Ảnh: Kiên Trung.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là khi vừa hoàn thành nó đã gây ra sự cố khiến gần 30ha rừng ngập mặn bị… thiếu nước. Nếu đó là nguyên nhân, số phận của cánh rừng này sẽ không chỉ dừng ở việc khô hạn, nhất là khi mùa nắng nóng sắp đến.

Mới đây, ngày 4/4 vừa qua, 20 hộ dân hiện đang nuôi trồng thủy sản tại khu vực bãi bồi ven biển xã Nghĩa Lợi đã có đơn gửi chính quyền địa phương về sự việc.

Theo người dân, kể từ khi công trình đường kênh thoát nước được hợp long đã ngăn một khu vực eo biển đồng thời chắn ngang dòng chảy thủy triều tự nhiên khiến mực nước phía trong đường kênh không còn được bình thường. Ngoài ra, phương án thiết kế 2 cửa cống cấp nước với dung lượng nhỏ so với dòng chảy cần thiết khiến cả một khu vực bãi bồi rộng khoảng 130ha (trong đó bao gồm gần 30ha rừng ngập mặn, 80ha đầm bãi, ao dẻo nuôi thủy sản…) bị thiếu nước.

Người dân cho biết, đường ống điều tiết nước quá nhỏ so với lưu lượng nước cần thiết...

Người dân cho biết, đường ống điều tiết nước quá nhỏ so với lưu lượng nước cần thiết...

Điểm đặt cửa cống điều tiết nước chưa hợp lý dẫn tới các hệ lụy về môi trường biển. Ảnh: Kiên Trung.

Điểm đặt cửa cống điều tiết nước chưa hợp lý dẫn tới các hệ lụy về môi trường biển. Ảnh: Kiên Trung.

Người dân đề nghị chủ đầu tư công khai quá trình thẩm định cấp phép xây dựng công trình kênh thoát nước thải của Khu công nghiệp Rạng Đông; đề nghị thành lập đoàn kiểm tra thẩm định, đánh giá hậu quả tác động tới môi trường của công trình kênh xả thải để có phương án khắc phục sự cố nêu trên.

Ngoài ra, chủ đầu tư có phương án tình thế để cứu vãn 80ha đầm bãi, ao nuôi đang có nguy cơ bị xóa sổ dẫn tới hệ lụy người dân bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tiền đầu tư con giống, hạ tầng nuôi thả; tạm thời mở một vị trí cấp nước tại khu vực đầm giáp với biển lớn để cứu vãn tình hình…

Xác nhận với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Định Mai Quang Tuấn cho biết đã nắm được sự việc, đang theo dõi, kiểm tra để xác minh tìm nguyên nhân.

Những cánh rừng ngập mặn 30 năm tuổi ở Nghĩa Hưng...

Những cánh rừng ngập mặn 30 năm tuổi ở Nghĩa Hưng...

là thành quả của dự án trồng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch - Nhật Bản tài trợ giai đoạn 1997 - 2015. Ảnh: Kiên Trung.

là thành quả của dự án trồng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch - Nhật Bản tài trợ giai đoạn 1997 - 2015. Ảnh: Kiên Trung.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.