| Hotline: 0983.970.780

Ngành Nông nghiệp bắt tay vào việc ngay những ngày đầu năm mới

Thứ Ba 31/12/2019 , 20:08 (GMT+7)

Những khó khăn, thách thức, đặc biệt là ứng phó với hạn mặn trong vụ Đông xuân 2019-2020 đòi hỏi ngành Nông nghiệp sẽ phải bắt tay triển khai ứng phó ngay những ngày đầu năm mới 2020.

Trao đổi với các cơ quan thông tấn, báo chí trong ngày cuối cùng của năm 2019 hôm nay (31/12), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Thách thức lớn nhất trong năm 2020 của ngành Nông nghiệp sẽ vẫn là vấn đề thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao đổi với các cơ quan thông tấn báo chí chiều 31/12. Ảnh: Tùng Đinh

Ngay sau khi Chính phủ giao chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2020 phải đạt từ 41,5 đến 42 tỉ USD, ngành Nông nghiệp cũng đã xác định rõ những mục tiêu cụ thể cho năm tới.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đã sớm giao các đơn vị, cũng như phối hợp tốt với các địa phương và các thành phần kinh tế phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất từ 42 tỉ USD trở lên.

Đây là mục tiêu nhiều khó khăn, nhất là trong bức tranh chung toàn cầu hiện nay đang cạnh tranh quyết liệt về thị trường nông sản, tuy nhiên với quyết tâm cao nhất của Bộ NN-PTNT cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và người dân, toàn ngành sẽ cố gắng cao nhất để đảm bảo con số tối đa về kim ngạch xuất khẩu trong điều kiện cho phép.

Về những đột phá mà ngành hướng tới trong giai đoạn 2020-2025, trước mắt là năm 2020, Bộ trưởng đánh giá năm 2020 sẽ tiếp tục là năm mà ngành Nông nghiệp sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn.

Tác động của biến đổi khí hậu đã và sẽ hiện hữu ngay từ những ngày đầu năm 2020, theo đó ngành Nông nghiệp đã sớm tổng kết công tác năm 2019, khẩn trương triển khai công tác năm 2020, nhất là chỉ đạo công tác sản xuất vụ Đông Xuân (ĐX) 2019-2020 tại các tỉnh miền Bắc, ứng phó với xâm nhập mặn có chiều hướng tăng cao tại các tỉnh ĐBSCL.

Vụ ĐX 2019-2020 tại các tỉnh phía Bắc sẽ là thử thách lớn cho ngành nông nghiệp ngay những ngày đầu năm 2020. 

Tại các tỉnh phía Bắc, trước mắt, khoảng 546 nghìn ha lúa vụ ĐX của 11 tỉnh ĐBSH và Trung du Miền núi phía Bắc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn về nước tưới cho vụ ĐX sắp tới. Theo đó, cả 3 hồ chứa lớn cung cấp nước cho các tỉnh phía Bắc là Sơn La, Lai Châu và Hòa Bình đang thiếu nước bình quân từ 40 - 55%. 

Tình hình tương tự cũng được dự báo xảy ra tại các tỉnh miền Trung. Với các tỉnh ĐBSCL, dự báo sẽ đối mặt với hạn mặn gay gắt trong năm 2020. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ sớm cảnh báo sớm từ qúy III năm 2019. Theo đó, dự báo chưa năm nào, ĐBSCL dự báo sẽ bị thiếu hụt nguồn nước ở thượng nguồn lên tới 65%.

Về dịch bệnh, dịch tả lợn Châu Phi mặc dù đang ở giai đoạn xuống đáy, tuy nhiên nguy cơ vẫn còn rất cao và chưa đảm bảo an toàn. Dịch sâu keo mùa thu năm 2019 đã nổ ra ở 14 tỉnh và vẫn còn nguy cơ tái bùng phá trong thời gian tới...

Bên cạnh đó, thị trường  xuất khẩu (XK) nông sản năm 2020 sẽ vẫn đối mặt với nhiều cam go. Một là chiến tranh thương mại toàn cầu khiến các quốc gia đều có xu hướng quay trở lại đầu tư vào nông nghiệp, phát triển nông sản tại chỗ, tạo ra áp lực cho các nước XK nông sản, đặc biệt Việt Nam lại đang là quốc gia XK lớn về nông sản.

Nhân dịp năm mới 2020, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã gửi gắm đến nhân dân, bà con nông dân cả nước mong muốn giữ tâm thế tự tin, tin tưởng vào những thành quả đạt được của năm 2019; vững tin vào quyết tâm cao hơn trong năm 2020 sẽ tiếp tục được mùa để người dân có đời sống ấm no, có một vùng nông thôn đẹp.

Bộ trưởng cũng mong cả xã hội sẽ tiếp tục chăm lo, quan tâm hơn đến ngành nông nghiệp để có một nền kinh tế phát triển, trong đó có trụ cột nông nghiệp.

 

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.