| Hotline: 0983.970.780

Ngành Thú y Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống vào ngày 11/7 tại Hải Phòng

Thứ Tư 03/06/2020 , 20:30 (GMT+7)

Sáng 3/6, tại Hải Phòng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã làm việc với lãnh đạo UBND thành phố về các nội dung chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm ngành Thú y.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc. Ảnh: Đinh Mười.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc. Ảnh: Đinh Mười.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe lãnh đạo Cục Thú y thông tin về tiến độ chuẩn bị Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đại diện Cục Thú y, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã trao đổi về các nội dung cơ bản của Lễ kỷ niệm như: Tổ chức xây dựng các tài liệu, kỷ yếu, phim phóng sự và các kịch bản về 70 năm Ngày truyền thống ngành Thú y; tổ chức triển lãm các thành tựu và kết quả nổi bật của ngành Thú y Việt Nam; tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề về ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thú y; tổ chức liên hoan chào mừng; tổ chức Lễ kỷ niệm và các hoạt động tuyên truyền các thành tựu, kết quả của ngành Thú y trong 70 năm và định hướng phát triển trong tương lai.

Về cơ bản, giữa các đơn vị và TP Hải Phòng đã có sự kết hợp tốt trong quá trình chuẩn bị, các công đoạn cơ bản đã và đang hoàn thành. Một số vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị như kinh phí, đại biểu, quy mô, địa điểm... đã được mổ xẻ và giải quyết.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và lãnh đạo UBND TP Hải Phòng đã thống nhất phương án tối ưu để đảm bảo Lễ kỷ niệm diễn ra long trọng, an toàn, tiết kiệm, phát huy tối đa giá trị và thành công tốt đẹp.

Ông Nguyễn Đình Chuyến - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đồng tình với quan điểm của Bộ NN-PTNT tổ chức lễ kỷ niệm xứng tầm và thành phố sẽ nỗ lực cùng tham gia để đảm bảo Lễ kỷ niệm thành công. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT quyết định quy mô, mức độ, nội dung của buổi lễ.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, đây là việc của ngành, của Bộ, có vai trò rất quan trọng. Ngành đã họp nhiều lần liên quan đến vấn đề này, các đơn vị cần rà soát lại cụ thể, chi tiết hóa nhiệm vụ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đồng thời, Thứ trưởng lưu ý việc thông tin tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò quan trọng của ngành Thú y. Đây là việc quan trọng, cần làm sớm.

Hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Thú y có 6 nội dung, trong đó có hoạt động tổ chức triển lãm các thành tựu và kết quả nổi bật của ngành Thú y Việt Nam trong 70 năm qua.

Hoạt động này được đánh giá là một điểm nhấn cho sự kiện thể hiện các thành tựu và kết quả nổi bật của ngành Thú y Việt Nam trong 70 năm qua.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Lãnh đạo Cục Thú y với UBND TP Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Lãnh đạo Cục Thú y với UBND TP Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 125-SL về việc bài trừ dịch tễ, dịch bệnh gia súc. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên, đánh dấu lịch sử phát triển của ngành Thú y Việt Nam.

Sắc lệnh 125-SL cũng là nền tảng của hệ thống pháp luật về thú y hiện nay và là cơ sở để Cục Thú y báo cáo Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Ngày truyền thống ngành Thú y là ngày 11/7 tại Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 12/7/2005.

70 năm hình thành và phát triển, ngành Thú y đã có những đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cụ thể là những đóng góp rất quan trọng trong hỗ trợ cho sự phát triển của ngành sản xuất, chế biến động vật và sản phẩm động vật.

Chủng loại, số lượng gia súc, gia cầm và các vật nuôi ngày càng tăng; thực hiện tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh; quản lý tốt thuốc, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm... góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển, nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi. Những thành tựu của thú y Việt Nam được Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Năm 1949, tại Hội nghị Thú y toàn quốc đã vinh dự được nhận thư của Bác Hồ. Trong thư Bác viết: "Chăn nuôi rất quan trọng cho kinh tế nước nhà. Mong toàn thể cán bộ Thú y xung phong thi đua ái quốc tìm cách thiết thực phát triển và bảo vệ gia súc. Mong các anh em chú ý mấy điều sau đây: (1) Phải nhận thức cho rõ rệt và phải tích cực thực hiện phương châm đem chuyên môn làm việc cho nhân dân; (2) Phải sửa đổi lề lối làm việc theo những phương pháp mới. Gần dân, hiểu dân, tìm hiểu những kinh nghiệm của dân để phối hợp với sở trường khoa học của mình".

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm