| Hotline: 0983.970.780

Ngày ông Công ông Táo 23/12

Ngày ông Công ông Táo là gì? Rơi vào ngày mấy dương lịch 2022?

Thứ Hai 24/01/2022 , 07:01 (GMT+7)

Cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, mọi người dân Việt Nam lại làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo. Vậy nó bắt nguồn từ đâu? Là ngày bao nhiêu dương lịch năm 2022?

Ông Công ông Táo là ngày gì? Ông Công ông Táo 2022 là ngày mấy dương?

Ông Công ông Táo là ngày gì? Ông Công ông Táo 2022 là ngày mấy dương?

Ông Công ông Táo là ngày gì?

Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán.

Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.

Nguồn gốc ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, Thần Táo Quân bao gồm "2 ông 1 bà" (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo).

Gắn liền với quan niệm này là sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác gặp được Phạm Lang.

Hai bên tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đâu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền hết gạo phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường. Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ mời vào nhà cơm nước đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi.

Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo. Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà.

Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Ông Công ông Táo năm 2022 rơi vào ngày nào dương lịch?

Như đã nói ở trên, lễ cúng tiễn ông Công ông Táo sẽ được làm vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch). Theo lịch Vạn niên, ngày 23/12/2021 âm lịch sẽ đúng vào thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022 dương lịch.

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

Xem thêm
Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' mừng đại lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam ra mắt phục vụ khán giả TP Hồ Chí Minh nhân dịp mừng đại lễ 30/4 và 1/5.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm