| Hotline: 0983.970.780

'Ngày xưa ơi' thấm đẫm tình đất, tình người xứ Quảng

Thứ Năm 09/11/2023 , 15:12 (GMT+7)

‘Ngày xưa ơi’ của tác giả Trần Nguyên Hạnh gửi gắm nhiều kỷ niệm về mảnh đất Quảng Nam đã nuôi dưỡng những giấc mơ từ ngày thơ ấu đến thời thiếu nữ.

Tác giả Trần Nguyên Hạnh.

Tác giả Trần Nguyên Hạnh.

“Ngày xưa ơi” là tập sách thứ 4 của tác giả Trần Nguyên Hạnh, sau các tác phẩm “Những mùa đông yêu dấu’, “Quà tặng cho con” và “Những ô cửa sắc màu”. Dùng thể loại tản văn để thể hiện, “Ngày xưa ơi” giống như những lời thì thầm của kỷ niệm vừa trôi qua mà vẫn vẹn nguyên từng âm thanh.

Đúng như câu cửa miệng “Kỷ niệm sẽ là thứ duy nhất, đi theo ta cả cuộc đời dài”, tác giả Trần Nguyên Hạnh phục dựng và phơi bày hồi ức lên trang giấy, theo kiểu những thước phim tư liệu có không ít khoảng lặng nhớ thương và mong ngóng.  

Tác giả Trần Nguyên Hạnh sinh năm 1992 tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nội vụ, chị trở về công tác tại quê nhà và viết như một tâm sự dành cho tình đất tình người xứ Quảng.

Trong thế giới “Ngày xưa ơi”, tất cả những chuyển động của cuộc sống đều chầm chậm và gần gũi. Thế nhưng, trong dáng vẻ mộc mạc ấy, bỗng hiện ra giá trị đích thực mà ai cũng muốn tìm kiếm, ai cũng muốn sở hữu.

Đó là căn bếp của mẹ. Những bữa cơm chiều bên ánh lửa bập bùng cả nhà quây quần hàn thuyên trò chuyện, những hôm tập tành nhóm lửa giúp mẹ nấu cơm.

Đó là những người hàng xóm miền Trung chân chất nghĩa tình. Họ lầm lũi trong nắng gió mà họ vượt qua nắng gió để hướng về nhau ân cần nương tựa

Đó là con đường ấu thơ. Con đường đi qua cánh đồng xanh ngát, con đường của những ngây ngô học trò và những ước mơ thánh thiện.

Với tác giả Trần Nguyên Hạnh, những mùi hương luôn có khả năng khơi gợi ký ức diệu kỳ. Quê nhà trong “Ngày xưa ơi” luôn được ướp bằng những mùi hương đặc biệt. Suốt những năm tháng tuổi thơ, mùi khói bếp, mùi rơm rạ bám vào quần áo, bát đũa, bám cả vào bước chân mỗi đứa tới trường.

Mảnh đất Quảng Nam hiện lên trong văn của Trần Nguyên Hạnh với đủ đầy phong vị và dư ba. Không chỉ có những địa danh quen thuộc theo suốt hành trình mưu sinh của nhiều thế hệ, “Ngày xưa ơi” gói ghém tiếng gà trưa bất chợt và cả nỗi thèm tô mì Quảng nấu bằng gạo mới vừa thu hoạch.

Dõi theo từng câu chuyện “Ngày xưa ơi”, bỗng ngỡ ngàng phát hiện tác giả nữ đã lớn lên trong bộn bề thiếu thốn, cơ cực mà những trang văn lại luôn ăm ắp chân thành, hào phóng. Đó là vì người viết có được đặc quyền của một đứa trẻ được ăn, được ngủ, được học hành của những hồn nhiên đúng tuổi. Và tất cả được vun vén, nâng niu từ sự tri ân: “Bài học lớn nhất của cuộc sống chính là lòng biết ơn, sự trân trọng. Trân quý sinh mạng chính mình, trân quý mảnh đất ta sinh ra, khung cảnh xinh đẹp ta đang được ngắm nhìn, con đường ta đi, nguồn nước ta uống, bữa ăn ta có, mái nhà ta ở”.

Tập tản văn của Trần Nguyên Hạnh, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

Tập tản văn của Trần Nguyên Hạnh, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

Đâu đó trong “Ngày xưa ơi” vẫn thấy bàng bạc nỗi buồn suy tư, chiêm nghiệm của tác giả Trần Nguyên Hạnh, khi tất cả chỉ còn là hoài niệm. Ai lớn lên rồi cũng phải đi xa, và làng quê cũng dần được thay thế bằng những điều mới mẻ cùng guồng quay mải miết bận rộn làm người lớn.

Dẫu vậy, gam màu chủ đạo của “Ngày xưa ơi” vẫn là niềm vui lấp lánh. “Ngày xưa ơi” của Trần Nguyên Hạnh khiến người ta tin vào giá trị của tình cảm gia đình và láng giềng góp phần bồi đắp tâm hồn một con người nhân hậu. Đứa trẻ được ôm ấp bằng tình thương thì khi lớn lên, dù có vấp ngã thì cũng sẽ luôn quay về những căn cơ lương thiện.

Đọc “Ngày xưa ơi” của Trần Nguyên Hạnh, để thấm thía một điều giản dị: “Nếu thời gian là đường một chiều, kỷ niệm sẽ chính là biển báo bắt mắt đặt hai bên đường. Chúng nói cho ta biết bạn đã đi từ hôm qua tới hôm nay thế nào. Thời gian không bao giờ ngừng lại, những kỷ niệm cũng sẽ không biết mất. Bạn cần ghi nhớ, biến những con số trên tờ lịch trở thành lời nhắc nhở bản thân phải mang theo hoài bão để tiến về phía trước”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm