| Hotline: 0983.970.780

Nghề 'ăn cơm dưới đất làm việc trên trời'

Thứ Tư 26/02/2020 , 10:53 (GMT+7)

Đó là nghề trèo cây thốt nốt hái trái và lấy nước nấu đường ở vùng miền núi của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang).

Hiện nay, cây thốt nốt trồng nhiều ở vùng Bảy Núi gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đang vào mùa thu hoạch trái và nước để mang đi nấu đường.

Hiện nay, cây thốt nốt trồng nhiều ở vùng Bảy Núi gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đang vào mùa thu hoạch trái và nước để mang đi nấu đường.

Cây thốt nốt biểu trưng cho vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, nơi đây giáp biên giới với Campuchia. Người dân trồng cây thốt nốt đem lại nguồn thu nhập cho gia đình vào những tháng mùa khô - thời điểm không thể canh tác hoa màu và lúa.

Cây thốt nốt biểu trưng cho vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, nơi đây giáp biên giới với Campuchia. Người dân trồng cây thốt nốt đem lại nguồn thu nhập cho gia đình vào những tháng mùa khô - thời điểm không thể canh tác hoa màu và lúa.

Bình quân cây thốt nốt trồng từ 12-15 năm mới cho trái và nước đường. Nghề trèo cây thốt nốt rất mạo hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì miếng cơm manh áo người dân phải chấp nhận nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời” cả ngày.

Bình quân cây thốt nốt trồng từ 12-15 năm mới cho trái và nước đường. Nghề trèo cây thốt nốt rất mạo hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì miếng cơm manh áo người dân phải chấp nhận nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời” cả ngày.

Anh Nguyễn Đăng Khoa (xã An Phú, huyện Tịnh Biên) có hơn 12 năm trèo cây hái trái thốt nốt lấy nước nấu đường, cho biết: Nhiều năm nay tôi sống bằng nghề thuê cây thốt nốt để lấy nước và hái trái. Bình quân 1 cây thuê trả cho chủ là 50.000 - 70.000 đồng/cây/năm tùy theo cây cho trái và nước nhiều hay ít.

Anh Nguyễn Đăng Khoa (xã An Phú, huyện Tịnh Biên) có hơn 12 năm trèo cây hái trái thốt nốt lấy nước nấu đường, cho biết: Nhiều năm nay tôi sống bằng nghề thuê cây thốt nốt để lấy nước và hái trái. Bình quân 1 cây thuê trả cho chủ là 50.000 - 70.000 đồng/cây/năm tùy theo cây cho trái và nước nhiều hay ít.

Anh Khoa cho biết, gia đình anh có 2 người chuyên trèo lấy nước và trái nên thuê mỗi năm khoảng 450-500 cây thốt nốt.

Anh Khoa cho biết, gia đình anh có 2 người chuyên trèo lấy nước và trái nên thuê mỗi năm khoảng 450-500 cây thốt nốt.

Theo anh Khoa, hiện nay mới đầu mùa lấy nước thốt. Một ngày anh trèo khoảng 30-40 cây để lấy từ 40-50 lít nước thốt nốt mang về nấu đường.

Theo anh Khoa, hiện nay mới đầu mùa lấy nước thốt. Một ngày anh trèo khoảng 30-40 cây để lấy từ 40-50 lít nước thốt nốt mang về nấu đường.

Tuy nhiên, mùa thốt nốt từ tháng 12 năm trước kéo sang tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, khi mưa xuống mới dứt đợt lấy nước nấu đường.

Tuy nhiên, mùa thốt nốt từ tháng 12 năm trước kéo sang tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, khi mưa xuống mới dứt đợt lấy nước nấu đường.

Theo người lấy nước thốt nốt, bình quân cây thốt nốt cao từ 15-20m. Người giỏi, có tay nghề cao một ngày leo khoảng 30-40 cây mang nước thốt nốt về nấu đường.

Theo người lấy nước thốt nốt, bình quân cây thốt nốt cao từ 15-20m. Người giỏi, có tay nghề cao một ngày leo khoảng 30-40 cây mang nước thốt nốt về nấu đường.

Vào tháng 2-3, cây thốt nốt cho nước nhiều nhất trong năm. Thời điểm đó người trèo cây lấy khoảng 60-80 lít đường/ngày.

Vào tháng 2-3, cây thốt nốt cho nước nhiều nhất trong năm. Thời điểm đó người trèo cây lấy khoảng 60-80 lít đường/ngày.

K

Khoảng 30 lít nước thốt nốt nấu cho ra khoảng 5-6kg đường thành phẩm.

Khoảng 30 lít nước thốt nốt nấu cho ra khoảng 5-6kg đường thành phẩm.

Hiện giá 1kg đường thốt nốt bán giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng 5-10% so với năm rồi. Tuy nhiên, đang vào mùa rộ nhưng sản lượng đường làm từ cây thốt nốt không đủ đáp ứng cho thị trường.

Hiện giá 1kg đường thốt nốt bán giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng 5-10% so với năm rồi. Tuy nhiên, đang vào mùa rộ nhưng sản lượng đường làm từ cây thốt nốt không đủ đáp ứng cho thị trường.

Nước thốt nốt qua sơ chế nhằm phục vụ giải khát bán cho khách đường với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Nước thốt nốt qua sơ chế nhằm phục vụ giải khát bán cho khách đường với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Đối với những quán võng bán nước thốt nốt, ly ăn kèm với cơm thốt nốt giá 15.000 đồng/ly. Còn trái thốt nốt giá 5.000 - 6.000 đồng/trái.

Đối với những quán võng bán nước thốt nốt, ly ăn kèm với cơm thốt nốt giá 15.000 đồng/ly. Còn trái thốt nốt giá 5.000 - 6.000 đồng/trái.

Theo nhiều người kinh doanh nước thốt nốt, thốt nốt là cây trồng tự nhiên không cần chăm sóc. Vào mùa cây cho trái và nước, người dân trèo lên cây mang xuống để làm đường, nước giải khát cho khách.

Theo nhiều người kinh doanh nước thốt nốt, thốt nốt là cây trồng tự nhiên không cần chăm sóc. Vào mùa cây cho trái và nước, người dân trèo lên cây mang xuống để làm đường, nước giải khát cho khách.

Xem thêm
4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Phát hiện nấm gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông. Mưa lốc làm thiệt hại gần 90 ngôi nhà ở Mù Cang Chải. Mùa du lịch trên quê hương ‘đệ nhất danh trà’.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thời tiết dự báo nắng nóng kỷ lục

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều địa phương trong nước nhiệt độ tăng cao, đặc biệt miền Trung có thể lên cao kỷ lục tới 45 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm