| Hotline: 0983.970.780

Nghị quyết đi vào cuộc sống, đồng bào khấm khá dần lên

Thứ Năm 15/10/2020 , 18:51 (GMT+7)

Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp Nghệ An sau 10 năm là 2 bức tranh đối lập, dễ thấy cuộc sống của người dân nông thôn đã được nâng tầm rõ rệt.

Tương lai con em đồng bào vùng cao xứ Nghệ ngày một tươi sáng hơn. Ảnh: Việt Khánh.

Tương lai con em đồng bào vùng cao xứ Nghệ ngày một tươi sáng hơn. Ảnh: Việt Khánh.

Đơm hoa kết trái

Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An cho thấy tốc độ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp toàn tỉnh trong 10 năm qua (giai đoạn 2009 - 2019) có bước chuyển không ngừng, hàng năm tăng bình quân từ 4 - 6%.

Cơ cấu sản xuất cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, thông qua chương trình, dự án có không ít cây trồng, vật nuôi đảm bảo năng suất, chất lượng cao được đưa vào áp dụng thực tiễn, điển hình phải kể đến bò lai Sind, chanh leo, lúa J02, bưởi da xanh, buởi diễn, ổi Đài Loan, chè hoa vàng, đẳng sâm, quế quỳ…

Nhiều hộ gia đình khu vực miền núi cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Việt Khánh.

Nhiều hộ gia đình khu vực miền núi cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Việt Khánh.

Mấu chốt tạo nên khác biệt nhờ vào thành quả thu về khi thực hiện hiệu quả các chính sách phát triền sản xuất theo Nghị quyết 30a ở các huyện nghèo, đặc biệt là khu vực miền núi.

Tính riêng năm 2019 giá trị sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp toàn tỉnh tăng đến 91% so với 10 năm trước đó. Qua khảo sát, tổng số đàn trâu, bò, lợn gà, dê đạt trên dưới 116.000 con, diện tích rừng các loại hơn 9.857ha, tăng 10,78% so với năm 2009.

Thống kê từ cơ quan chuyên môn cho thấy, diện tích giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên qua các năm đạt 366.192ha, thu hút khoảng 19.500 lượt hộ tham gia. Có sự vào cuộc của cả cộng đồng tức thì tạo nên khác biệt, nhìn chung diện tích rừng tự nhiên ngày càng một bền vững, độ che phủ nhờ đó tăng lên nhanh chóng (76,75% năm 2019).

Ngược lại, chương trình đã hỗ trợ hơn 242.477 tấn gạo cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực cũng như những hộ ở vùng biên giới, tương tự là 12.315 hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới với tổng số hơn 66.855 tấn gạo.

Đối với chính sách hỗ trợ chuyến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giai đoạn 2009 - 2019 tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, các tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua cung cấp con giống, cây giống và các loại vật tư nông nghiệp khác cho các hộ trong diện chính sách với nguồn kinh phí gần 220 tỷ đồng. Nắm bắt tốt thời cơ, nhiều gia đình đã đẩy lùi được cảnh nghèo đói vốn đeo bám dai dẳng như xưa, giờ bữa cơm của họ đã có thịt có cá, con cái sinh ra được biết mặt chữ.

Được thụ hưởng chính sách giúp đời sống của các hộ được đảm bảo hơn. Ảnh: Việt Khánh.

Được thụ hưởng chính sách giúp đời sống của các hộ được đảm bảo hơn. Ảnh: Việt Khánh.

Tư tưởng trông chờ ỷ lại không còn phổ biến, dễ thấy người dân vùng cao đã biết tận dụng, khai thác tiềm năng lao động, đất đai để tiến tới phát triển trên chính mảnh đất của cha ông. Sự nỗ lực của từng cá thể đã góp sức thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới càng được củng cố thêm.

Xin ra khỏi hộ nghèo

Chuyển biến toàn diện ra sao cứ nhìn vào thực tế tại huyện miền núi Con Cuông sẽ rõ. Chẳng phải ngẫu nhiên, từ 2012 đến nay toàn huyện có trên 500 hộ tự nguyện viết đơn xin… ra khỏi danh sách hộ nghèo. Có được điều này là nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cốt lõi hơn cả là ý thức, nỗ lực vượt khó của đồng bào. Khi lòng dân đã thuận, quả thực Nghị quyết giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 4 - 5% hoàn toàn khả thi.

Xã Môn Sơn gần 90% là người dân tộc thiểu số, điều kiện đi lại hết sức khó nhằn, trước đây tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Qua từng năm tình hình diễn tiến hết sức tích cực, số hộ nghèo giảm nhanh liên tục. Đặc biệt, năm 2019 có 33 hộ, phần lớn là dân tộc Thái hăng hái… vượt rào, với họ cam tâm chịu cảnh đói kém mới là nghèo hèn thực sự.

Còn nhớ hộ già Vi Văn Đoàn ở bản Xiềng Xa một thời trông chờ hoàn toàn vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Muốn làm gương cho cháu con, già mạnh dạn đứng ra vay vốn, đầu tư ao lồng nuôi cá trắm giòn trên sông Giăng, kết hợp chăn nuôi nhằm phát triển theo mô hình VARC (vườn - ao - rừng - chuồng). Trời không phụ lòng người, chỉ sau vài năm gia đình già Đoàn đã vươn tầm khá giả bậc nhất vùng.

Lý giải nguyên do, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông, ông Vi Văn Sơn chia sẻ: “Ý thức, động lực của người dân, kết hợp với cơ chế, mô hình phù hợp là mấu chốt của vấn đề. Thành công của người này tạo động lực cho người khác, cứ thế từng bước lan tỏa rộng khắp phong trào thoát nghèo”.

Hoa thơm trái ngọt là điều không thể phủ nhận, dù vậy xuyên suốt quá trình triển khai nhìn chung vẫn tồn tại những mặt hạn chế. Thực chất việc phân bổ nguồn vốn vẫn rườm rà về mặt thủ tục, kéo theo kinh phí chuyển về thường muộn hơn nhiều so với kế hoạch, thực trạng này ít nhiều gây ảnh hưởng tới tiến độ chung.

Xét đến yếu tố khách quan, các xã được đầu tư chủ yếu nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng xa có địa hình chia cắt phức tạp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ nhận thức, tập quán còn lạc hậu, do đó việc tuân thủ, áp dụng các quy trình trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Một chi tiết rất đáng lưu tâm là thời gian thực hiện dự án thường chỉ là 3 năm nhưng nguồn của năm nào phải quyết toán trong năm đó, có điều các năm tiếp theo không đủ kinh phí để giám sát, kiểm tra, theo dõi.

Cuộc sống ngày một ấm no là minh chứng rõ nét cho việc áp dụng hiệu quả các chương trình, dự án. Ảnh: Việt Khánh.

Cuộc sống ngày một ấm no là minh chứng rõ nét cho việc áp dụng hiệu quả các chương trình, dự án. Ảnh: Việt Khánh.

Từ đòi hỏi thực tế, tỉnh Nghệ An đã rút ra nhiều bài học thực tiễn. Khi thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cần chú trọng các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ chuyên môn, nhất là tại các xã nghèo, các xã vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc.

Song song với đó, phải có phương án đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và điều, các chỉ tiêu kế hoạch được giao phải phù hợp với cơ chế phân cấp. Trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch, dự án, dự toán và thẩm định phê duyệt kế hoạch cần tạo ra điều kiện thông thoáng, tính chủ động cho các địa phương, đơn vị liên quan…

Định hướng cây con chủ lực

Gánh nặng cơm ăn áo mặc đã giảm tải đi nhiều, giờ là lúc tính đến bài toán phát triển bền vững kinh tế cho tương lai. Để làm được cần hoạch định chi ly, tính toán chi tiết, qua đây tiến tới áp dụng hệ thống cây con chủ lực phù hợp với yêu cầu chung của người dân.

Xét tổng hòa nhiều yếu tố, các chuyên gia đánh giá việc nghiên cứu, phát triển cây dược liệu là hướng đi an toàn, phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện Công ty CP dược liệu TH đã trồng thử nghiệm sâm ngọc linh, lan thạch hộc tía, tam thất bắc. Tại Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An), Công ty CP dược liệu Mường Lống (thuộc Tập đoàn TH) đang sản xuất thử nghiệm trên quy mô 136ha, địa điểm nằm trên độ cao hơn 1.300m so với mực nước biển.

Trồng cây dược liệu là hướng đi hoàn toàn khả thi trong tương lai không xa. Ảnh: Việt Khánh.

Trồng cây dược liệu là hướng đi hoàn toàn khả thi trong tương lai không xa. Ảnh: Việt Khánh.

Trong số các giống chủ lực, đáng chú ý là loài sâm Puxailaileng, chất lượng giống này được đánh gia ngang phân với sâm Ngọc Linh ở Quang Nam. Quan trọng hơn, đây là lần đầu tiên tại Nghệ An sâm Puxailaileng được nhân giống từ mô tế bào.

Ngoài ra, toàn tỉnh đang xây dựng được khá nhiều mô hình nhân giống và trồng cây dược liệu cho tín hiệu khá khả quan. Một số loại như hà thủ ô đỏ, cà gai leo, dây thìa canh hay giảo cổ lam đã được bày bán trên thị trường.

Trước mắt, phát triển dược liệu là mô hình khá mới mẻ, tuy nhiên tương lai lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ngành Trung ương, địa phương, có sự nhập cuộc quyết liệt của doanh nghiệp, tin chắc đồng bào sẽ được hưởng lợi.

Việt Khánh

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.