| Hotline: 0983.970.780

Nghĩ về cán bộ khuyến nông qua loạt bài của Báo Nông nghiệp Việt Nam

Thứ Bảy 04/12/2021 , 08:30 (GMT+7)

Trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, phải luôn lấy con người làm trung tâm.

Thời gian qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng loạt phóng sự “Hệ thống khuyến nông đang đứt gãy”. Theo tôi, nông nghiệp vẫn rất quan trọng, trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, phải luôn lấy con người làm trung tâm, có vậy mới kết nối được trong tiêu thụ nông sản và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đỡ phải thấp thỏm lo khâu tiêu thụ...

Tác giả Nguyễn Hữu Vân (đội mũ cối) cùng nhóm nông dân Đội 8 xã An Bình, huyện Nam Sách thăm đồng hành vụ đông. Ảnh: NVCC.

Tác giả Nguyễn Hữu Vân (đội mũ cối) cùng nhóm nông dân Đội 8 xã An Bình, huyện Nam Sách thăm đồng hành vụ đông. Ảnh: NVCC.

Là cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu được 7 năm nay, tôi nhớ lại ở tuổi “xuân thì’ của mình, đã có thời mình nghĩ đơn giản “con người làm trung tâm”, có nghĩa phải làm "sếp to, ông nọ bà kia”. Sau này, tôi mới ngộ ra rằng, làm “trung tâm” đơn giản là phải hoàn thành nhiệm vụ hiện tại, dù ở bất cứ hoàn cảnh và cương vị nào, và làm sao luôn luôn gây sự chú ý và cuốn hút hoặc quy tụ được mọi người, khâu nối được sự vật, sự việc…

Hiện đang là năm 2021, bài viết “Phun thuốc trừ rầy nâu theo ổ”, đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam của tôi đã được tròn 10 năm. Tôi rất trân trọng nội dung bài viết này. Vì bài viết đã có cơ sở lý luận và thực tiễn. Những thông tin kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng như vậy, thiết nghĩ hệ thống khuyến nông cấp xã, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện phải nắm bắt được. Từ đặc điểm phát sinh, cách thức gây hại và cách thức phun trừ ở giai đoạn nào thì hiệu quả nhất, thay vì phun trừ toàn bộ diện tích, rất tốn kém và ô nhiễm môi trường.

Từ đó, cán bộ của trung tâm khuyến nông phải thăm đồng, phát hiện và hướng dẫn bà con nông dân ở mỗi mùa vụ trong năm, thay vì bà con đã mắt mờ chân chậm, không nhìn thấy từng ổ rầy mới nở. Vì sao vậy, vì các trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện được nhà nước trả lương hàng tháng, nên sẽ đủ điều kiện thực hiện điều này…

Nông dân Đội 1, xã An Bình (Nam Sách, Hải Dương) chăm sóc hành vụ đông. Ảnh: HV.

Nông dân Đội 1, xã An Bình (Nam Sách, Hải Dương) chăm sóc hành vụ đông. Ảnh: HV.

Ở huyện Thanh Miện (Hải Dương), tuy có Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện nhưng hoạt động vẫn không xuể, một số xã phải để cho ông Vũ Văn Tiến, cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu đảm nhiệm từ khâu dự tính, dự báo và hướng dẫn phun phòng trừ sâu bệnh.

Ông Vũ Văn Tiến đã biết phát huy vai trò trung tâm và hoạt động rất tốt, được bà con nông dân tín nhiệm, ông thường xuyên quay phát trên Facebook cho bà con nông dân về những kỹ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Tôi muốn thắc mắc, sinh ra Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện có phải là đã vô tình làm thừa một phần cán bộ không?

Còn ở huyện Nam Sách (Hải Dương), Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện có 10 khuyến nông viên và còn thiếu 9 xã, thị trấn chưa có khuyến nông viên. Một số vị trí khuyến nông viên còn thiếu ở huyện này, chỉ là do chưa đủ điều kiện (bằng cấp) để vào vị trí khuyến nông viên.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.