| Hotline: 0983.970.780

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 6] Đất trồng cam ở miền Bắc càng thâm canh càng thoái hóa

Thứ Ba 03/12/2024 , 14:00 (GMT+7)

TS Lương Đức Toàn, Trưởng Bộ môn Sử dụng đất thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sức khỏe đất trồng cam ở miền Bắc cho biết như vậy.

Đề tài là nhiệm vụ do Bộ NN-PTNT đặt hàng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa dựa trên thực trạng các vùng trồng cam ở miền Bắc bị thoái hóa, người dân đang quay lưng với cây cam, diện tích trồng cam sụt giảm rất lớn… nên phải tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục kịp thời.

Mô hình cải tạo đất cho vùng trồng cam của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.

Mô hình cải tạo đất cho vùng trồng cam của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.

Bài liên quan

“Đây là bài toán vô cùng khó chứ không phải là khó nữa, chẳng khác gì mò kim đáy biển vì nó có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó sẽ có một nguyên nhân là do sức khỏe đất bị giảm sút theo nhận định của một số nhà khoa học. Chúng tôi phải đặt ra những giả thiết để tiếp cận, phải lấy mẫu phân tích xem về vật lý, hóa học đất, sinh học đất ở tất cả các vùng trồng cam.

Trong những vùng đó đánh giá những cây cam bị thoái hóa ở các độ tuổi khác nhau và phân cấp, phân loại nó ra để phân tích các tính chất lý, hóa học và sinh học đất, trong đó tập trung vào nghiên cứu vi sinh vật đất, nấm bệnh trong đất... Tiếp cận theo hướng đó, sau hơn 2 năm nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng 2 vùng cam thâm canh cao cũng là vùng bị thoái hóa nhiều nhất đó là vùng Cao Phong của tỉnh Hòa Bình và vùng Quỳ Hợp của tỉnh Nghệ An. Trong khi đó ở Bắc Quang của tỉnh Hà Giang, Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang ít thâm canh hơn cũng có biểu hiện của thoái hóa nhưng không nghiêm trọng bằng hai vùng trên.

So sánh tính chất đất ở vùng cây đang thoái hóa và vùng cây đang phát triển tốt thì các chỉ số có sự khác nhau. Đầu tiên chúng tôi phát hiện ra những vùng cam bị thoái hóa, tầng đất mặt gần như không có sét, đất mất cấu trúc, chủ yếu còn những hạt cát thô rời rạc hoặc đất vón cục cứng. Thứ hai là độ pH đất thấp hơn rất nhiều vùng cây tốt. Thứ ba là hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt rất thấp. Thứ tư là một số vùng đã có biểu hiện tích lũy kim loại nặng trong đất, đặc biệt là hàm lượng đồng. Gần như các vùng trồng cam của miền Bắc đều có hàm lượng đồng khá cao.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu (trái), nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam khảo sát đất vùng cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu (trái), nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam khảo sát đất vùng cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bài liên quan

Điều cuối cùng, khó lý giải là mật độ vi sinh vật có ích cũng như không có ích ở trong đất và cả nấm bệnh lẫn nấm đối kháng với mật độ không phải là thấp. Chúng tôi nghĩ rằng, đối với vi sinh đất phải nghiên cứu chi tiết hơn nữa, phải theo dõi suốt cả quá trình dài, độ ẩm thế nào, nhiệt độ ra sao, mùa nào, giai đoạn phát triển nào của cây trong năm thì mới nắm bắt được vi sinh vật phát triển tốt hay kém và phân tích theo xu hướng cả quá trình dài trong năm mới đánh giá được”, TS Lương Đức Toàn thông tin.

Cũng theo ông, chuyện sức khỏe đất trồng cam bị giảm sút về mặt vật lý đất ở tầng mặt có thể là do tập quán canh tác sử dụng phân khoáng lâu năm, trong đó có đạm thường được người dân bón trực tiếp lên bề mặt, không xới xáo và không có bổ sung hữu cơ, dần dần sét bị rửa trôi, đất mất cấu trúc. Bên cạnh đó, suy thoái về mặt hóa học cũng biểu hiện ở sự mất cân bằng các yếu tố đa lượng trong đất trồng cam. Còn biểu hiện nấm bệnh gây ra một phần bởi thói quen bà con thường sử dụng phân chuồng tươi, chưa ủ để bón xung quanh tán.

Một chủ vườn cam ở huyện Cao Phong bên đống thân cây cam chặt làm củi. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Một chủ vườn cam ở huyện Cao Phong bên đống thân cây cam chặt làm củi. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Bài liên quan

Một nguyên nhân có thể gây ra thoái hóa vùng cam cũng xuất phát từ thói quen sử dụng phân bón không cân đối. Khi cây cam có tuổi, sức khỏe kém, nông dân muốn cho năng suất cao nên bón bổ sung nhiều phân bón, kéo theo lợi nhuận không còn nữa, người dân lại thờ ơ với việc bón cân đối các loại phân, chỉ bón phân chuồng tươi với phân đạm thôi, còn kali và các dinh dưỡng khác giá cao nên không bón nữa. Dần dần dinh dưỡng bị mất cân đối, cây cam không có hiệu quả nữa nên nông dân bỏ bê, dần dần không còn giá trị, người dân chặt bỏ.

Việc cam bị thoái hóa ở các vùng không chỉ từ đất mà còn là sự tổ hợp của cả nguồn gốc giống, bệnh trên cây, cách canh tác... Từ những dữ liệu đánh giá được, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã thiết kế ra một mô hình tổng hợp, trong đất thiếu chỉ tiêu gì thì bổ sung chỉ tiêu đó để xem xét cân bằng dinh dưỡng lại được không. Vùng đất nào mùn thấp, đất khô cằn thì bổ sung hữu cơ, che phủ đất, bổ sung vi sinh vật cải tạo đất, nấm đối kháng, đối với đồng thì hạn chế việc sử dụng các hóa chất có gốc đồng, nhưng việc xử lý khó hơn. (Còn nữa).

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng

QUẢNG TRỊ Cây cà phê từng khiến chị rơi vào cảnh trắng tay. Nhưng cũng nhờ trồng và chế biến cà phê đặc sản dưới tán rừng, chị đã tìm lại chính mình.