| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 28/11/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 28/11/2018

Nghĩa tình trong bão lũ làm ấm lòng người

Cơn bão số 9 vừa qua đi, cuốn theo không biết bao nhiêu là thiệt hại về người, về vật chất. Nhưng, trong rất nhiều nỗi đau đó, có một việc, cho đến nay vẫn làm ấm lòng dư luận mỗi khi nhắc đến.

Đó là: Trong khi cơn bão đang hoành hành, gào thét dữ dội, mưa xối xả còn gió thì rét căm căm, hàng ngàn người dân phải tất tả không biết tránh bão ở đâu, thì nhiều chủ khách sạn ở Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quý (Bình Thuận), Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh)...đã lên mạng xã hội kêu gọi mọi người hãy đến chỗ mình trú ngụ, và sau đó mở toang cửa các nhà nghỉ, khách sạn của mình, để đón mọi người. Nhờ thế mà rất nhiều người nghèo, kể cả những người bán vé số dạo, người tàn tật... đã được bình yên trong cơn bão.

Người dân nghỉ ngơi trong khách sạn Đức Anh (TP Vũng Tàu). (Ảnh: Ngọc An/Zing)

Thật là những hành động đẹp, những tấm lòng vàng. Đó chính là biểu hiện của sự xẻ chia “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, vốn là truyền thống nghìn đời của dân tộc ta. Giúp nhau lúc bình thường, trời yên gió lặng, đã đáng quý rồi. Nhưng giúp nhau trong cơn hoạn nạn, trong bão gió, lại càng đáng quý hơn gấp nhiều lần. Với những người nghèo, những người mà ngôi nhà của mình không đủ vững để chống chọi trước những cơn bão táp, có thể đổ sập, cướp đi sinh mệnh của gia đình mình bất cứ lúc nào, phải rời nhà đi tìm chỗ lánh nạn, thì một chỗ ở ấm cúng, đầy đủ tiện nghi như những khách sạn, những nhà nghỉ, mà có khi cả đời họ cũng chưa có tiền để có thể bước vào đó một lần, quả là một chốn thiên đường.

Không ai bắt những ông chủ bà chủ những khách sạn, những nhà nghỉ trên phải làm thế cả. Lo cho dân là việc của chính quyền. Bão gió ư? Mặc kệ. Họ có thể “bình chân như vại”, có thể ngồi yên trong những ngôi nhà vững chãi, kiên cố của mình, có thể ngồi nhấm nháp rượu bia, mặc cho bên ngoài mừa gào gió thét, mặc nhiều người cuống cuồng đi tìm nơi tránh bão. Chuyện đó đâu phải lỗi ở họ. Nhưng, họ đã không làm thế, không xuôi tay đứng nhìn những đồng bào của mình gặp nạn. Trú ngụ trong những ngôi nhà của họ, những người vốn xa lạ bỗng thấy gần gũi với nhau hơn trong cơn hoạn nạn.

Những nghĩa cử này khiến người ta nhớ đến rất nhiều nghĩa cử khác ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà Nội và ở rất nhiều nơi khác. Những bình trà đá miễn phí, những quầy bánh mỳ miễn phí, những quầy quần áo “ai thiếu đến lấy, ai thừa đem cho”. Những hàng cơm bình dân mà rất nhiều người, sau khi trả tiền suất ăn của mình, đã mua thêm một vài phiếu ăn nữa dán lên tường quán ăn, để những ai cơ nhỡ có thể lột lấy tờ phiếu ăn đó để được no bụng nhờ tấm lòng của một người không quen biết, hay cụ bà ngoài tám mươi vẫn cặm cụi đi xin vải vụn về chắp thành chăn mang cho những người nghèo...Tất cả, như những mầm thiện đang hàng ngày được ươm lên, mỗi ngày một nhiều, trong một xã hội mà lòng tốt đang ngày càng ít dần đi, thật đáng trân trọng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm