| Hotline: 0983.970.780

Ngô sinh khối xanh rì trên chân đất trũng

Chủ Nhật 26/09/2021 , 12:15 (GMT+7)

Do chân đất trũng nên từ hàng chục năm nay, huyện Yên Lạc hầu như tập trung phát triển cây ngô, đặc biệt là những giống cho hiệu quả kinh tế cao như SSC586.

 

Là huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc, có mật độ dân số cao, trong số hơn 6.000ha đất nông nghiệp thì có tới khoảng 1.000ha đất trũng, nên Yên Lạc đã mạnh dạn đầu tư sức người, sức của vào việc cải tạo các vùng đất trũng cấy lúa không ăn chắc. Những năm gần đây, huyện nổi lên như là một trong những địa phương trồng ngô sinh khối, cho hiệu quả kinh tế cao của tỉnh.

 

Bà Vũ Thị Tĩnh, thôn 6, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc cho biết, những lúc thu hoạch ngô sinh khối, xe 5 tấn, 10 tấn đứng chật kín khu UBND xã. "Hầu hết người dân Hồng Châu giờ chuyên canh ngô sinh khối. Do đặc điểm sinh trưởng nhanh, khoảng 90 ngày một vụ, nên ngô sinh khối cho thu hoạch 3 vụ một năm", bà nói. 

 

Trước khi tái cơ cấu cây trồng, người dân Hồng Châu từng có thời điểm bấp bênh thu nhập. Nhưng khi Bộ NN-PTNT có chủ trương phát triển ngô sinh khối và đẩy mạnh phát triển trên địa bàn xã, đời sống người dân khấm khá dần.

 

Được Công ty Cổ phần Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đầu tư giống SSC586, cử cán bộ kỹ thuật xuống tận ruộng hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bà Vũ Thị Tĩnh bán ngô tại ruộng với giá khoảng 900.000 đồng/tấn. 

 

Với nhiều ưu điểm như bộ lá đứng, trồng được mật độ dày, sinh trưởng nhanh và chống chịu sâu bệnh, SSC586 cho năng suất từ1,8 tấn đến 2 tấn trên một sào Bắc bộ. "Chúng tôi không mất nhiều công chăm sóc, nên thường nhận thêm ruộng để trồng, vừa có thêm thu nhập, vừa đưa được cơ giới hóa vào lúc thu hoạch", bà Tĩnh nhấn mạnh.

 

Bên cạnh chọn tạo giống phù hợp với chân đất trũng, nông dân Hồng Châu còn chủ động rải vụ ngô sinh khối. Thu hoạch xong một khoảnh, là người dân tập trung làm đất và trồng ngô non, đảm bảo tốc độ quay vòng vốn và nhu cầu thức ăn xanh ngày một tăng của các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc.

 

Ông Đinh Quốc Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc cho biết, SSC586 được trồng trên diện rộng tại tỉnh khoảng 3 vụ. Phản hồi từ người dân cũng như thương lái thu mua rất tốt. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra với người dân.

Trúng mùa dưa lưới đầu năm

Trúng mùa dưa lưới đầu năm

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nhiều nông dân trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang tất bật vào vụ thu hoạch nhằm kịp đáp ứng đơn đặt hàng.

Bayer đồng hành cùng nông dân ĐBSCL và Tây Nguyên phát triển nông nghiệp bền vững

Bayer đồng hành cùng nông dân ĐBSCL và Tây Nguyên phát triển nông nghiệp bền vững

Bayer mở rộng các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên. Theo đó, 2 sáng kiến phát triển cây trồng chủ đạo được đón nhận nồng nhiệt.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Khởi sắc mía đường: [Bài 2] mía ngọt trở lại

Khởi sắc mía đường: [Bài 2] mía ngọt trở lại

SÓC TRĂNG Nhờ liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, vùng nguyên liệu mía Cù Lao Dung dần lấy lại vị thế, giữ vững hơn 4.000ha, người trồng có thu nhập ổn định.

Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Chăn nuôi 06:00

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Cần hướng đi mới cho vùng nhãn Hưng Yên

Cần hướng đi mới cho vùng nhãn Hưng Yên

Hưng Yên được coi là xứ nhãn, quê nhãn, nhưng hiện nay vựa nhãn này đang rất khó tăng cao giá trị và sản lượng, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Xem thêm

Bình luận mới nhất