| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông An Giang 30 năm thực hiện sứ mệnh hỗ trợ nông dân

Chủ Nhật 30/03/2025 , 05:52 (GMT+7)

AN GIANG Sau 30 năm hình thành và phát triển, khuyến nông An Giang đã đóng góp quan trọng nâng cao giá trị nông sản và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, công tác khuyến nông của tỉnh An Giang đã có nhiều đổi thay, nhưng điều đáng tự hào là hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở vẫn luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, công tác khuyến nông của tỉnh An Giang đã có nhiều đổi thay, nhưng điều đáng tự hào là hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở vẫn luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập trung sản xuất nông nghiệp bền vững 

Ngày 27/3, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm khuyến nông (1995 – 2025) và định hướng hoạt động khuyến nông giai đoạn 2025 – 2030. Đến dự có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang cho biết: Hoạt động khuyến nông tại An Giang bắt đầu từ năm 1988 và chính thức thành lập Trung tâm Khuyến nông vào năm 1995. Ban đầu, Trung tâm có 24 cán bộ, gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 3 phòng chuyên môn. Năm 2002, hệ thống khuyến nông mở rộng xuống các huyện, thị, thành với sự ra đời của 11 trạm khuyến nông trực thuộc, nâng tổng số nhân sự lên 57 người. Đến năm 2006, số lượng cán bộ tăng lên 63 người do mở rộng hoạt động tại cấp tỉnh.

Năm 2009, để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, An Giang tiếp tục tăng biên chế lên 85 người, trong đó số cán bộ tại các trạm huyện, thị được nâng từ 33 lên 55 người. Đến năm 2010, tổng số cán bộ hệ thống khuyến nông đạt 121 người. Qua 3 thập kỷ, bộ máy khuyến nông tỉnh không ngừng được củng cố và mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

Trong giai đoạn 2016–2025, hoạt động khuyến nông tại An Giang tập trung vào sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chương trình khuyến nông đã hỗ trợ nông dân tiếp cận các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, kỹ thuật canh tác hiện đại như hệ thống tưới tiết kiệm nước, canh tác hữu cơ và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của lực lượng khuyến nông tỉnh An Giang trong suốt 3 thập kỷ qua. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của lực lượng khuyến nông tỉnh An Giang trong suốt 3 thập kỷ qua. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Các mô hình sản xuất liên kết chuỗi cũng được triển khai mạnh mẽ, giúp nông dân tiếp cận thị trường tiêu thụ ổn định.

An Giang đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông theo hướng chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêu thụ, giúp gia tăng giá trị nông sản. Một số sản phẩm đặc trưng như lúa gạo chất lượng cao, xoài cát Hòa Lộc, cá tra xuất khẩu đã khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, chứng nhận VietGAP, GlobalGAP đã giúp nâng cao uy tín của sản phẩm An Giang trên thị trường.

Theo ông Thịnh, trong giai đoạn tới, hoạt động khuyến nông An Giang sẽ tập trung vào các mục tiêu chiến lược như: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số, tự động hóa trong canh tác. Phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như EU, Mỹ, Nhật Bản. Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, thúc đẩy mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững.

Sau 30 năm hình thành và phát triển, khuyến nông An Giang đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp của tỉnh. Với những định hướng mới, hệ thống khuyến nông sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân, góp phần nâng cao giá trị nông sản và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Tổ khuyến nông cộng đồng ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổ khuyến nông cộng đồng ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thực hiện tốt sứ mệnh hỗ trợ nông dân

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết: Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, công tác khuyến nông của tỉnh An Giang đã có nhiều đổi thay, nhưng điều đáng tự hào là hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở vẫn luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ để giúp nông dân, ngành nông nghiệp ngày càng phát triển.

Hiện nay, Chính phủ đang xem xét thông qua “Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực. Trong bối cảnh mới, dù còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng với năng lực, trình độ và sự tâm huyết của đội ngũ khuyến nông, tin tưởng những cán bộ làm khuyến nông sẽ thích ứng linh hoạt, tiếp tục đồng hành cùng nông dân với phương châm: “Ở đâu có nông dân, ở đó có cán bộ khuyến nông” để tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh hỗ trợ nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động của hệ thống khuyến nông An Giang, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của lực lượng khuyến nông tỉnh trong suốt 3 thập kỷ qua. Theo ông Thanh, khuyến nông An Giang đã không ngừng đổi mới, trở thành cầu nối quan trọng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và cải thiện sinh kế cho nông dân. Những năm gần đây, hệ thống khuyến nông không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trưng bài các sản phẩm nông nghiệp do hệ thống khuyến nông cấp huyện đang triển khai hiệu quả đến bà con nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trưng bài các sản phẩm nông nghiệp do hệ thống khuyến nông cấp huyện đang triển khai hiệu quả đến bà con nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những thành quả mà khuyến nông An Giang đạt được không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn đóng góp vào sự thành công chung của hệ thống khuyến nông cả nước.

Ông Thanh cũng tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ khuyến nông, cũng như sự đồng hành, chỉ đạo xuyên suốt của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT (cũ) trong suốt 30 năm qua. Bước vào giai đoạn mới, hệ thống khuyến nông cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nông dân thích ứng với những thách thức mới, đưa nông nghiệp An Giang phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Xem thêm
Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi

Tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi, nhất là quy định mật độ chăn nuôi vùng để phù hợp với thực tế chăn nuôi tại các địa phương.

Công bố lưu hành thương mại vacxin dịch tả lợn Châu Phi Dacovac - ASF2

BẮC NINH Dacovac - ASF2 là sản phẩm vacxin dịch tả lợn Châu Phi thứ 3 tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp phép lưu hành thương mại.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

ĐBSCL Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Sơn La khai thác tiềm năng hơn 1 triệu tín chỉ carbon từ rừng

Sơn La Với hơn 671.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 47,6%, Sơn La có tiềm năng đạt khoảng gần 1,2 triệu tín chỉ carbon từ rừng hằng năm.