| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 12/04/2017 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 12/04/2017

Người chống tham nhũng sẽ bị... trói tay?

Dự thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị... vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến nhân dân, đã lập tức khiến dư luận xã hội “dậy sóng”...

Dự thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị... vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến nhân dân, đã lập tức khiến dư luận xã hội “dậy sóng”, vì những điều “kỳ lạ” trong đó.

Điều kỳ lạ thứ nhất, là sự mâu thuẫn trong các điều của dự thảo. Điều 1 (phạm vi điều chỉnh) và điều 2 (đối tượng áp dụng) đã xác định rõ là “hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị”, tức là nghị định này chỉ áp dụng, điều chỉnh đối với giới kinh doanh, buôn bán những thiết bị đó.

Nhưng khoản 4, điều 4 lại quy định “chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.

Từ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng là giới kinh doanh, dự thảo nghị định bất ngờ đổi hướng sang những người sử dụng. Cứ theo quy định trên, thì ngoài cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ra, bất kỳ ai sử dụng những thiết bị, phần mềm ngụy trang đó, đều là vi phạm pháp luật, đều bị xử lý. Những sản phẩm có được từ những thiết bị, phần mềm đó, đều vô giá trị.

Điều kỳ lạ thứ hai, là nếu những quy định trên biến thành hiện thực, thì những người chống tiêu cực trong xã hội sẽ bị trói tay? Bởi tiêu cực, tham nhũng càng ngày càng tinh vi. Muốn có được chứng cứ để đưa những vụ tham nhũng ra ánh sáng, khiến bọn chúng “cứng họng”, thì người dân, nhất là các nhà báo, phải dùng những thiết bị, phần mềm trên làm công cụ hỗ trợ.

Để đưa được hình ảnh những vụ sản xuất thực phẩm bẩn, như vụ hàng chục con lợn chết thối biến thành “thịt hun khói” ở Cao Bằng, hay cũng hàng chục con lợn chết, bốc mùi hôi thối nồng nặc, được “hô biến” thành đặc sản “lợn mán” ở chùa Tây Thiên ( Vĩnh Phúc)...

Đến với khán giả, những nhà báo trong chuyên mục “nói không với thực phẩm bẩn” (VTV1, phát sóng từ 7h23 đến 7h30), liệu có thể đàng hoàng vác máy quay đến những cơ sở đó để ghi hình được không? Rồi còn hàng chục vụ tiêu cực khác nữa, cũng nhờ những thiết bị, phần mềm ngụy trang đó mà đã được đưa ra ánh sáng, khiến cơ quan chức năng có bằng chứng vững chắc trong tay để xử lý, như vụ thanh tra giao thông lột tiền của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải, hay vụ thư ký tòa gạ gẫm bị cáo đưa tiền để “chạy án”...

Nay, bị tước đi những công cụ hữu hiệu đó, thì còn ai dám phản ánh những vụ tiêu cực, tham nhũng nữa? Bởi phản ánh mà không kèm theo chứng cứ, thì cùng lắm là lại nhận được câu trả lời, rằng “qua xác minh, không phát hiện thấy dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng”, chưa kể có thể bị tố ngược tội vu cáo.

Bộ Công an luôn được coi là cơ quan đi đầu trong nhiệm vụ chống tiêu cực, tham nhũng. Lẽ ra phải tạo mọi điều kiện để mọi công dân trong xã hội tham gia vào nhiệm vụ đó. Đằng này...

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm