| Hotline: 0983.970.780

Người dân đã ăn no, giờ phải ăn đảm bảo dinh dưỡng

Thứ Năm 01/12/2022 , 14:40 (GMT+7)

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) chia sẻ về Chương trình Không còn nạn đói sau 4 năm thực hiện.

Hướng người dân có bữa ăn đủ dinh dưỡng và nâng cao thu nhập

Qua 4 năm thực hiện, kết quả nổi bật nhất là sự chuyển biến về vấn đề nhận thức của cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống địa phương, liên quan đến quan điểm về giảm nghèo và quá trình phát triển về nông nghiệp, nông thôn và vấn đề dinh dưỡng.

Thông qua chương trình này, kết quả đầu tiên là đưa được mục tiêu tiếp cận về phát triển nông nghiệp hướng theo dinh dưỡng, thay đổi quan niệm về nghèo và giảm nghèo. Việt Nam là quốc gia đã đảm bảo an ninh lương thực, nhưng đảm bảo dinh dưỡng và phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm an toàn vẫn còn hạn chế.

Chương trình Không còn nạn đói đã thay đổi tiếp cận của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đang tham mưu với Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch liên quan đến phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm và hướng đến là đảm bảo dinh dưỡng, khai thác được các tiềm năng của các vùng, miền. Trong đó, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn khoảng 1.000 xã.

Lần đầu tiên các chương trình được phối hợp lại với nhau, những hoạt động của các Bộ, ngành phối hợp với địa phương được thông suốt để đạt các mục tiêu chung. Ví dụ như đảm bảo cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn từ sản xuất cho tới tiêu dùng, giúp cho người dân nghèo ở vùng khó khăn giảm được suy dinh dưỡng, nhất là cho trẻ em. Đồng thời từng bước nâng cao được thu nhập cho các hộ nghèo, cũng như giảm thất thoát cho lương thực.

Trong quá trình thực hiện, đã xây dựng được 26 mô hình cụ thể ở các địa phương, các tỉnh trong cả nước. Trên cơ sở ấy hình thành lên đội ngũ chuyên gia, tư vấn từ Trung ương xuống địa phương, rồi các nhóm, tổ ở các mô hình này. Các địa phương phát triển mô hình dinh dưỡng cơ bản, đây là tiền đề để phát triển ở giai đoạn tiếp theo đến năm 2025.

6 (15)

Bữa ăn của các cháu học sinh tại một phân trường vùng cao. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thay đổi cơ chế để tạo sinh kế cho người dân

Chương trình đã có sự chuẩn bị cơ bản nhất, sửa đổi các cơ chế chính sách để định hướng cho sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp dinh dưỡng. Bổ sung các cơ chế, chính sách để đảm bảo rằng, người nghèo là đối tượng chương trình được định hướng giảm suy dinh dưỡng và nâng cao thu nhập. Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Không còn nạn đói đã chuẩn bị được các nội dung, tài liệu, định hướng tuyên truyền cho giai đoạn 2 đến năm 2025.

Thay đổi nhận thức, thay đổi tiếp cận về phát triển nông nghiệp, cũng như là giảm nghèo là mục tiêu mà Chương trình hướng đến và đã đạt được những kết quả nhất định. Từ những mô hình, kế hoạch, cách tiếp cận sản xuất nông nghiệp sang hệ thống lương thực thực phẩm; từ sản xuất cho tới chế biến, thương mại, sử dụng của người tiêu dùng đã được thay đổi, theo hướng an toàn, bền vững và có trách nhiệm.

Ngoài tiêu chí về giảm nghèo đa chiều, chương trình cũng hướng đến nhiệm vụ xây dựng mục tiêu về giảm nghèo dinh dưỡng. Hướng đến là đóng góp vào việc tăng thể trạng con người, nhất là ở vùng khó khăn hiện nay để dần theo kịp được với các nước phát triển.

31

Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đang được hỗ trợ nhiều chính sách để giải bài toán thoát nghèo. Ảnh: Toán Nguyễn.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Trong quá trình thực hiện, Chương trình Không còn nạn đói cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đầu tiên là nhận thức, cơ bản tham gia kiêm nhiệm, chỉ nghĩ về việc thiếu gạo, ngô, sắn… nhưng cái chương trình đang hướng đến cao nhất là cắt giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Để khắc phục được suy dinh dưỡng phải bắt đầu từ vấn đề sản xuất cho đến chế biến nâng cao giá trị sản phẩm, hướng dẫn người dân biết cách tiêu dùng hợp lý.

Khó khăn tiếp theo, đó là câu chuyện về lồng ghép các chương trình khác. Hiện Chương trình Không còn nạn đói không có nguồn lực riêng, hoàn toàn dựa vào lồng ghép với các chính sách khác. Đặc biệt là ở 3 chương tình mục tiêu quốc gia là Giảm nghèo, Phát triển dân tộc miền núi và Nông thôn mới. Có rất nhiều cơ chế của mỗi chương trình đặt ra, việc lồng ghép như thế nào thì các Bộ, ngành đã lên kế hoạch, tham mưu cho Chính phủ đưa nội dung Chương trình Không còn nạn đói vào trong các chương trình phát triển, nhưng vẫn còn phải tháo gỡ rất nhiều.

Đây là chương trình mới, khác biệt và tách biệt với các chương trình trước đây, cho nên cần phải có thời gian để chuẩn bị đội ngũ tư vấn. Câu chuyện về tuyên truyền, đào tạo và tập huấn cho những người tham gia vào các chương trình này không nhiều. Vừa rồi cũng đã đưa vào tập huấn cho các trường, các đối tượng là cán bộ quản lý ở các Sở, ngành, chi cục và cấp huyện, nhưng vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được với thực tế.

Quá trình thực hiện Chương trình Không còn nạn đói từ 2018 đến nay rơi đúng vào khoảng thời gian nguồn lực từ Trung ương tới các địa phương rất hạn chế. Trong khi việc huy động nguồn lực xã hội hóa cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất trong là trong thời điểm bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay. Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai chương trình.

6 (3)

Bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, nhất là cho trẻ em để cải thiện về thể trạng là mục tiêu mà Chương trình Không còn nạn đói hướng đến. Ảnh: Toán Nguyễn.

Giải pháp vì kết quả cao nhất

Theo ông Lê Đức Thịnh, giai đoạn tới sẽ tập trung vào triển khai các mục tiêu Chương trình Không còn nạn đói lồng ghép hoàn chỉnh với các chương trình mục tiêu quốc gia. Vì vậy cần phải tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý để việc thực hiện hiệu quả hơn, sát thực tế hơn. Tăng cường sự phối hợp chặt trẽ giữa các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương và các địa phương.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các nội dung của chương trình được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu đề ra. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp và người dân, từ đó huy động nguồn lực để có đủ kinh phí thực hiện chương trình.

Tạo sinh kế để tăng thu nhập cho người sản xuất nhỏ, qua đó tăng phúc lợi nông thôn và giảm nghèo bền vững. Bắt đầu từ việc triển khai áp dụng các mô hình tăng thu nhập, tổng hợp theo vùng miền và các hộ nông dân theo khu vực; Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ, phương thức quản lý nhằm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến; Đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân sử dụng hợp lý, tiết kiệm chống lãng phí lương thực, thực phẩm; Tăng cường năng lực chế biến, kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong sản xuất lương thực, thực phẩm.

Ông Lê Đức Thịnh nhấn mạnh vào việc giảm nghèo bằng 3 nhiệm vụ cơ bản:

Thứ nhất: Thực hiện tuyên truyền mạnh mẽ về việc thay đổi tiếp cận và củng cố các tài liệu tập huấn bài giảng, tăng cường tập huấn cho các địa phương.

Thứ hai: Xây dựng các mô hình trong các chương trình mục tiêu quốc gia để hướng đến các mô hình về giảm nghèo, chống suy dinh dưỡng, kết hợp với phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững, minh bạch.

Thứ ba: Đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng có trách nhiệm, trong đó có nhiệm vụ về phát triển về dinh dưỡng. Việc này không chỉ dừng lại đến hết giai đoạn 2025, mà có thể kéo dài hơn. Nên 3 năm còn lại của Chương trình Không còn nạn đói sẽ là căn cứ quan trọng nhất để chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.