| Hotline: 0983.970.780

Chương trình Không còn nạn đói nâng cao chất lượng đời sống người dân

Thứ Sáu 25/11/2022 , 17:13 (GMT+7)

Ngày 24/11, tại Thái Nguyên diễn ra Hội nghị sơ kết Chương trình Quốc gia Không còn nạn đói ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021, triển khai giai đoạn 2022 - 2025.

Hội nghị do ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) chủ trì; cùng sự tham dự của lãnh đạo các Sở NN-PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn của 40 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện chương trình này.

DSCN3921

Hội nghị sơ kết Chương trình Không còn nạn đói giải đoạn 2018 - 2021 diễn ra tại thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Kết quả tích cực

Chương trình Không còn nạn đói là sáng kiến của Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra nhằm mục tiêu 100% dân cư có đủ lương thực quanh năm; không còn trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng; toàn bộ các hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững; 100% nông hộ nhỏ tăng năng suất và thu nhập đặc biệt là phụ nữ; không còn tổn thất, lãng phí lương thực, thực phẩm”.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á cam kết thực hiện mục tiêu này. Năm 2016, Thủ tướng đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia thực hiện Chương trình do Phó Thủ tướng là Trưởng ban, Bộ NN-PTNT là cơ quan cơ quan thường trực phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ TT-TT, Bộ KH-ĐT, và các Bộ, ngành khác; Chánh Văn Phòng là Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT.

Có thể nói đây là một trong những nhiệm vụ thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ. Mặc dù đạt được nhiều thành tích ấn tượng về giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực thời gian qua, việc thực hiện mục tiêu của Không còn nạn đói vẫn là thách thức lớn khi tình trạng suy dinh dưỡng của người dân đặc biệt là trẻ em ở vùng khó khăn vẫn còn ở mức cao so với đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền.

DSCN3922

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Kinh tế hợp tác và PTNT phát biểu tại Hội nghị sơ kết Chương trình Không còn nạn đói. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Lê Đức Thịnh đánh giá, giai đoạn 2018 - 2021, chương trình được thực hiện chủ yếu trên cơ sở lồng ghép với các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đang thực hiện như Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chiến lược dinh dưỡng quốc gia. Bước đầu chương trình đã đạt được những kết quả nhất định trong nâng cao nhận thức, xây dựng mô hình nông nghiệp dinh dưỡng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao trình độ nhận thức cho lực lượng tham gia và người dân, việc huy động các nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ. Trong giai đoạn tới, các chương trình được lồng ghép bước sang giai đoạn mới đồng thời Việt Nam cũng cam kết với quốc tế nhiều định hướng quan trọng như Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững, hay gần đây nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26).

Đã có 16/28 tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia Không còn nạn đói theo kế hoạch của giai đoạn 2018 - 2020 thực hiện tại 28 tỉnh có huyện nghèo, giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến thực hiện tại 40 tỉnh có xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương xây dựng còn chung chung.

2fb9e074073fc161982e

Người dân vùng cao Cà Lò, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Để triển khai kế hoạch của chương trình, các địa phương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan ở Trung ương đào tạo 51 lớp tại 29 tỉnh với số lượng gần 2.000 người cho lực lượng cán bộ và người dân tham gia. UBND cấp tỉnh chỉ đạo sở NN-PTNT phối hợp với các cơ quan Trung ương xây dựng kế hoạch cấp xã điểm để triển khai chương trình, đã có 26 xã xây dựng kế hoạch và đây là cơ sở để nhân rộng ra toàn vùng cách làm trong thời gian tới đây.

Về xây dựng mô hình điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở cấp xã, các địa phương phối hợp với Bộ NN-PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT), Bộ Y tế (Viện dinh dưỡng) xây dựng 26 mô hình điểm để đánh giá làm cơ sở nhân rộng ra toàn vùng dự án.

Đánh giá kết quả thực hiện các dự án điểm, nhìn chung đã đảm bảo yêu cầu đề ra bước đầu, nâng cao được nhận thức của người dân và nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó có thêm lương thực và thực phẩm bổ sung cho dinh dưỡng cho người dân.

Các Bộ, ngành Trung ương cũng đang triển khai những nhiệm vụ chi tiết. Cụ thể: Bộ NN-PTNT hiện 17 nhiệm vụ lồng ghép, trong đó có 7 nhiệm vụ đã hoàn thành; 10 nhiệm vụ đang thực hiện; Bộ Y tế được giao chủ trì 30 nhiệm vụ, đã có 10 nhiệm vụ thực hiện xong và 20 nhiệm vụ đang thực hiện; Bộ LĐ-TB&XH được giao chủ trì 2 nhiệm vụ lồng ghép, đó là ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội và trợ cấp lương thực, thực phẩm kịp thời khi cần thiết; Bộ Công thương được giao chủ trì 2 nhiệm vụ lồng ghép. Một là Thể chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm theo cơ chế thị trường được cải thiện và thực thi; hai là Tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt; Bộ Tài chính đã hỗ trợ cho các vùng khó khăn với tổng lượng gạo đạt 273.205 tấn.

11 (2)

Cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho trẻ em vùng cao. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nâng cao chất lượng đời sống người dân

Để thực hiện hiệu quả cao nhất Chương trình Không con nạn đói ở Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2025, chương trình sẽ khắc phục những trở ngại về triển khai mở rộng và huy động nguồn kinh phí đảm bảo để thực hiện các nội dung đặt ra.

Có 7 giải pháp cần phải thực hiện hiệu quả, cụ thể: Tăng cường sự chỉ đạo chặt trẽ từ BCĐ Trung ương, khẩn trương củng cố, hoàn thiện và thực hiện đúng Quy chế hoạt động của BCĐ quốc gia; Nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới để ban hành, điều chỉnh các chính sách, văn bản hướng dẫn nhằm có đủ cơ sở pháp lý thực hiện các nội dung của chương trình; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp và người dân; Tăng cường sự phối hợp chặt trẽ giữa các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương và các địa phương; Huy động nguồn lực để có đủ kinh phí thực hiện chương trình (vì chương trình không có nguồn kinh phí riêng, chủ yếu từ nguồn lồng ghép nên cần có sự chỉ đạo và cơ chế rõ ràng để đảm bảo nguồn lực); Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các nội dung của chương trình được thực hiện đúng tiến độ và chất lương theo yêu cầu đề ra; Nhân rộng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở tất cả các xã trong vùng thực hiện dự án.

45

Bữa ăn với ngô xay thay cơm của đồng bào vùng cao ở biên giới tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán nguyễn.

Phát biểu tham luận, PGS.TS Đào Thế Anh (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, VAAS) thông tin, về vấn đề việc làm và sinh kế, năm 2019, khoảng 28 triệu người tham gia vào lĩnh vực nông sản thực phẩm . Trong đó 20 triệu người tham gia sản xuất, 3 triệu người tham gia sản xuất chế tạo và 4 triệu người làm trong lĩnh vực phân phối. Giảm tỷ lệ nghèo trung bình cả nước từ 58,1% năm 1993 xuống 2,75% năm 2021.

Tuy nhiên, PGS.TS Đào Thế Anh cũng cho rằng, Hệ thống thực phẩm bền vững (SFS) có mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người, đảm bảo các thế hệ tương lai không bị tổn hại đã được đưa vào Chương trình Không còn nạn đói của Việt Nam, tuy nhiên chưa triển khai đồng bộ.

5 (3)

Vấn đề dinh dưỡng học đường còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.