| Hotline: 0983.970.780

Người dân sống bất an dưới chân các trụ điện gió

Thứ Hai 22/08/2022 , 17:46 (GMT+7)

Lo sợ khi phải sống ngay dưới chân các trụ điện gió, nhiều hộ dân đã yêu cầu tỉnh Gia Lai di dời ra khỏi hành lang an toàn và đền bù thỏa đáng.

H1

Người dân lo sợ khi ngôi nhà nằm ngay dưới chân trụ điện gió. Ảnh Tuấn Anh.

Nguy hiểm rình rập

Ngày 19/8, gần 30 hộ dân tại thôn Phú Bình (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã làm đơn khiếu nại tập thể gửi Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu giải quyết đền bù tại dự án Điện gió Ia Le (do Công ty cổ phần đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 làm chủ đầu tư) trước khi đưa vào vận hành.

Theo nội dung đơn khiếu nại, hiện nay, dự án Điện gió la Le với tổng vốn đầu tư 4 nghìn tỷ đồng, gồm 28 trụ điện gió, công suất 100MW đã thi công xong nhưng chưa thực hiện bồi thường cho các hộ dân.

Tất cả các hộ dân trên đều đang sống dưới cánh quạt của dự án Điện gió Ia Le đã hơn nửa năm nay, điều này gây ảnh hưởng lớn về mọi mặt đời sống, sinh hoạt. Đặc biệt, tiếng ồn của quạt điện gió quá to khiến các hộ dân mất tinh thần, lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe, lo bị nhiễm xạ.

Theo quy định của nhà nước, các công trình điện gió phải nằm cách xa khu dân cư ít nhất 300m nhưng phần lớn các hộ dân ở thôn Phú Bình lại sinh sống gần ngay các trụ điện gió với bán kính nhà ở cách trụ gió 65 m, đất sản xuất cách 10 m. Cánh quạt các trụ điện gió  bao trùm trên mái nhà, đất và tài sản của các hộ dân.

20220818_115942

Trụ điện gió và cánh quạt khổng lồ gây ảnh hưởng đến diện tích đất và nhà ở của người dân. Ảnh Tuấn Anh.

Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng đời sống, sinh hoạt của các hộ dân, cũng như vật nuôi và cây trồng. Các hộ cũng thiệt thòi khi sang nhượng quyền sử dụng đất mà không ai mua.

Đã nhiều lần người dân làm đơn khiếu nại lên huyện, lên tỉnh nhưng chưa được giải quyết dứt điểm và vụ việc ngày càng kéo dài. Quá bức xúc, các hộ dân làm đơn gửi ra Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương để mong sớm giải quyết việc đền bù. Sau đó, Chính phủ và Bộ Công thương trả lời cho người dân là thuộc thẩm quyền của tỉnh giải quyết. Tuy nhiên, từ đó đến nay tỉnh không giải quyết khiến tinh thần của người dân bị ảnh hưởng.

Bà Phan Thị Minh Phượng (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cho biết, khi dự án điện gió đến đây xây dựng, người dân không được biết. Sau đó, họ mua miếng đất 4, 5 sào rồi xây dựng lên các trụ điện gió khổng lồ. Thấy vậy, các hộ dân bị ảnh hưởng đã làm đơn yêu cầu đền bù. Tuy nhiên, công ty và chính quyền địa phương cứ đùn đẩy cho nhau rồi không chịu đền bù cho người dân.

Bà Phượng cho biết, cả nhà và đất sản xuất khoảng 1,3 ha của gia đình tôi chỉ cách trụ điện gió hơn 100 m, điều này đã ảnh hưởng rất lớn về tinh thần khi tính mạng luôn bị đe dọa. Ngoài ra, cây trồng vật nuôi cũng bị ảnh hưởng khi cánh quạt điện gió hoạt động. Đặc biệt, do quá gần các trụ điện gió, đất đai nơi đây bán không ai mua nên người dân không thể đi nơi khác sinh sống.

“Mong muốn lớn nhất của các hộ dân lúc này là công ty phải đền bù thỏa đáng cho người dân từ nhà cửa, đất đai… để người dân chuyển ra ngoài vùng an toàn sinh sống”, bà Phượng cho biết.

H4

Rất nhiều hộ dân bức xức làm đơn khiếu nại. Ảnh Tuấn Anh.

Cũng rất bức xúc, bà Phạm Thị Hòa (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cho biết, gia đình nhà tôi có 3 thửa đất với tổng diện tích gần 3 ha và đã sinh sống lâu năm trên mảnh đất này. Sau đó, trụ điện gió N13 cách đất của gia đình tôi 10,6m, cách nhà ở của gia đình tôi 93m. Trụ điện gió cao 117m, bán kính cánh quạt 75m. Như vậy, riêng cánh quạt đã chiếm vào đất của gia đình tôi 64m.

“Hiện 3 hướng gió cánh quạt quay và bao trùm trên nhà và đất sản xuất, như vậy là công ty đã lạm dụng  lấn chiếm khoảng không trên đất đai gia đình tôi. Chúng tôi yêu cầu công ty phải thực hiện đúng quy định của Bộ Công thương về hành lang an toàn ở các trụ điện gió. Những hộ dân có nhà phải được di dời ra hành lang an toàn cách hơn 300 m và phải đền bù thỏa đáng cho người dân”, bà Hòa bức xức cho biết.

Chưa có quy định mức giá bồi thường?

Theo tìm hiểu được biết, huyện Chư Pưh hiện có khoảng 52 hộ dân có nhà ở và đất sản xuất phản ánh về việc bồi thường, hỗ trợ ở dự án điện gió. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa có hộ dân nào được bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản nằm trong hành lang an toàn trụ điện gió.

Trước những vướng mắc trên, UBND huyện Chư Pưh đã tổ chức đối thoại với các hộ dân về công tác bồi thường, hỗ trợ liên quan đến việc ảnh hưởng ở các trụ điện gió.

Tại đây, nhà đầu tư cam kết chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành trong trường hợp phát sinh các thiệt hại trong quá trình sản xuất nông nghiệp, sức khỏe, an toàn tính mạng của người dân có đất và nhà nằm dưới cánh quạt gió. Đồng thời chủ đầu tư sẽ thực hiện bồi thường, hỗ trợ nếu có văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền.

H3

Do chưa được bồi thường, người dân vẫn chưa thể di dời nhà đến nơi an toàn. Ảnh Tuấn Anh.

Ông Nguyễn Minh Tứ, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho biết, hiện nay các dự án điện gió đang vướng một cơ chế chung về mức bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân có đất và nhà trong hành lang an toàn cột tháp gió 300m. Huyện cũng đã nhiều lần họp với dân và báo cáo lên UBND tỉnh về vấn đề này. 

Tuy nhiên, để tháo gỡ vấn đề này phải chờ ý kiến của Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan để quy định mức hỗ trợ dưới hành lang của các trụ điện gió. Trước đó, Bộ Công thương chỉ quy định về hành lang an toàn nhưng lại không quy định về mức hỗ trợ, bồi thường. Nên bây giờ, địa phương có yêu cầu doanh nghiệp bồi thường thì cũng không biết mức bồi thường như thế nào. “Hiện tại, chúng tôi cũng đang chờ ý kiến của các Bộ, ngành xem như thế nào, còn vấn đề này vượt quá thẩm quyền của địa phương nên cũng rất khó xử lý”, ông Tứ cho biết.

Theo dư luận địa phương, câu trả lời của ông Tứ là thiếu trách nhiệm và hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Bởi một dự án khi trình UBND tỉnh xem xét phải được đánh giá tác động môi trường, ảnh hưởng đến các hộ dân trên địa bàn trước khi tính đến hiệu quả kinh tế. Thêm nữa khi bắt đầu triển khai thực hiện thì quy trình thủ tục phải được phê duyệt đầy đủ, trong đó không thể thiếu việc bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch trước khi thực hiện dự án.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.