| Hotline: 0983.970.780

'Người điên' từ nước ngoài về Việt Nam làm nông nghiệp

Thứ Bảy 12/02/2022 , 10:03 (GMT+7)

TS Nguyễn Thanh Mỹ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở tuổi 60, khi ông vừa nghỉ hưu và nhận ra mình vẫn còn quá trẻ để 'ở không'.

TS Nguyễn Thanh Mỹ, người đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở tuổi 60, khi ông vừa nghỉ hưu và nhận ra mình vẫn còn quá trẻ để 'ở không'.

TS Nguyễn Thanh Mỹ, người đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở tuổi 60, khi ông vừa nghỉ hưu và nhận ra mình vẫn còn quá trẻ để “ở không”.

Nhân dịp đầu năm mới Nhâm Dần 2022, TS Nguyễn Thanh Mỹ - người lựa chọn khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao khi bước qua tuổi lục tuần - đã có những chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam về con đường này của mình.

Theo Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan, từ năm 2004 ông đã quan tâm đến đầu tư nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các thị trường xuất khẩu.

“Đến cuối năm 2015, tôi về hưu ở tuổi 60 và sau vài tuần “ở không” thì nhận ra mình còn quá trẻ để nghỉ ngơi”, TS Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ và cho biết ông quyết định khởi nghiệp một lần nữa vào năm 2016, tập trung vào ngành nông nghiệp.

Thời điểm đó, trên thị trường có nhiều thực phẩm được cho là bẩn, không an toàn, sử dụng nhiều hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.

Do đó, khi đầu tư vào nông nghiệp, mục đích của ông là làm thế nào để mang công nghệ 4.0 vào ruộng đồng, vào ao nuôi. Trước hết là giúp người Việt Nam có được thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn, sau đó vươn ra thị trường quốc tế.

ĐBSCL, quê hương ông là nơi cung cấp gần 80% thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu nhưng lại là nơi được cho là vùng trũng về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Xuất phát từ thực tế này, TS Nguyễn Thanh Mỹ không chỉ mong muốn đưa được công nghệ vào sản xuất mà còn hy vọng đào tạo được một thế hệ người trẻ có khả năng làm chủ được công nghệ, sáng chế, chế tạo, ứng dụng được công nghệ vào nông nghiệp.

Người đứng đầu Tập đoàn Mỹ Lan nhớ lại, thời điểm năm 2016 ngành nông nghiệp có nhiều tiềm năng nhưng khó khăn chủ đạo vẫn là về chính sách ruộng đất, đặc biệt là với Việt kiều như ông.

“Mặc dù là Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhưng rất khó kêu gọi kiều bào về đầu tư nông nghiệp trong nước”, ông Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ và cho biết, bạn bè ông còn bảo “chỉ có mấy người điên mới từ nước ngoài về Việt Nam làm nông nghiệp”.

TS. Nguyễn Thanh Mỹ (bên trái) mơ ước vận dụng được trí tuệ của người Việt, tạo ra được những sản phẩm 'Made in Vietnam'.

TS. Nguyễn Thanh Mỹ (bên trái) mơ ước vận dụng được trí tuệ của người Việt, tạo ra được những sản phẩm “Made in Vietnam”.

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn này, những kiều bào đã thành công ở nước ngoài như ông Mỹ đã biến tình yêu quê hương đất nước thành động lực ban đầu để quay trở về đầu tư tại Việt Nam. “Nhưng đầu tư vào nông nghiệp thì cần có động lực cao hơn hay nói vui là yêu nước nhiều hơn”, TS Nguyễn Thanh Mỹ khẳng định.

Mặc dù đối tượng tiếp xúc nhiều nhất và sớm nhất khi đầu tư vào nông nghiệp là nông dân nhưng ông Mỹ vẫn tin rằng với tố chất thông minh, sáng tạo của người Việt ông vẫn có thể đưa được công nghệ, phát huy được trí tuệ trong nước, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

Sau 15 năm đầu tư vào nông nghiệp và đạt được những thành công nhất định ông Nguyễn Thanh Mỹ vẫn còn trăn trở về những vướng mắc, thiếu đồng bộ trong chính sách để có thể thu hút được thêm nhiều kiều bào nữa quay về đầu tư.

“Theo tôi, nên xem xét các chính sách về đất đai để cho phép người Việt ở nước ngoài có thể mua đất, đặc biệt là đất nông nghiệp”, ông Mỹ đề xuất và nói thêm rằng cần có sự đồng bộ trong chính sách, đặc biệt là ở các địa phương.

Chia sẻ về tương lai, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan cho biết doanh nghiệp ông luôn có mong muốn mở rộng quy mô, ứng dụng được nhiều hơn, làm chủ được tốt hơn công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

“Chúng tôi luôn mơ ước vận dụng được trí tuệ của người Việt, tạo ra được những sản phẩm 'Made in Vietnam' đầy tự hào”, TS Nguyễn Thanh Mỹ khẳng định.

Ông cũng không ngại ngần chia sẻ rằng mong muốn đào tạo được hàng triệu kỹ sư nông nghiệp công nghệ cao cho Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL, nơi được xem là vùng trũng về công nghệ.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.