| Hotline: 0983.970.780

Người Hà Nội chưa bỏ được thói quen ăn 'thịt nóng'

Thứ Năm 02/04/2020 , 05:40 (GMT+7)

Dân Việt nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn khá bảo thủ trong thói quen ăn uống mà việc sử dụng “thịt nóng” là một ví dụ dù biết lợi bất cập hại…

Phản thịt lợn ở chợ đầu mối Minh Khai. Ảnh: Dương Đình Tường.

Phản thịt lợn ở chợ đầu mối Minh Khai. Ảnh: Dương Đình Tường.

Loại “thịt nóng” này sau khi giết mổ, bảo quản, bày bán ở nhiệt độ ngoài trời sẽ ngay lập tức bị giảm chất lượng do hoạt động của vi sinh vật nên khó kiểm soát về an toàn thực phẩm, dễ bị nhiễm khuẩn E Coli, Salmonella...

Còn ngược lại là “thịt mát” được xử lý làm mát từ 0-4 độ C trong thời gian khoảng trên dưới 20 giờ sau khi giết mổ rồi đóng gói, bảo quản lạnh để kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, duy trì được một số enzyme giúp thịt tươi ngon và giữ trọn chất dinh dưỡng.

Tăng cường xử phạt

Thói quen dùng “thịt nóng” được bày bán thoải mái ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh… chưa quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất xứ của người nội trợ đã không thúc đẩy được sự đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.

Theo thống kê năm 2019 trên địa bàn Hà Nội có 749 cơ sở, điểm giết mổ động vật trong đó có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 24 cơ sở bán công nghiệp còn lại là 718 cơ sở giết mổ thủ công, chủ yếu là dạng “thịt nóng”.

Năm 2019 Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác thanh kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP).

Cụ thể, đã tổ chức thanh, kiểm tra 446 lượt cơ sở, kết quả có 110 cơ sở có vi phạm, chiếm 24,7%, xử phạm 108 trường hợp với số tiền hơn 900 triệu đồng.

Ngoài ra, trạm chăn nuôi và thú y 30 quận, huyện phối hợp với đoàn liên ngành kiểm tra 20.477 lượt cơ sở, xử lý 1.236 trường hợp vi phạm. Cảnh cáo 483 trường hợp, tiêu hủy 124 trường hợp, phạt tiền 629 trường hợp với số tiền 1,37 tỉ đồng, buộc phải tiêu hủy trên 20 tấn sản phẩm không đảm bảo.

Còn nhiều khó khăn

Công tác đảm bảo ATTP của thành phố đang đối diện với không ít khó khăn, cụ thể: Lực lượng làm công tác ATTP nông nghiệp tuyến cơ sở chủ yếu dựa vào lực lượng nhân viên thú y, bảo vệ thực vật tại các xã, phường, thị trấn và cán bộ phòng kinh tế các quận huyện thị xã.

Trong khi số này thường xuyên thay đổi, chuyên môn chưa phù hợp, dẫn đến công tác tham mưu cho chính quyền chưa hiệu quả.

Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến quản lý chất lượng  nông sản đặc biệt là cấp xã, phường. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, chưa nghiêm minh, chủ yếu là nhắc nhở nên tình trạng vi phạm ít được cải thiện. Việc quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung còn chậm.

Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều vùng sản xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn VietGap, ISO, GlobalGap, Hữu cơ...

Chất lượng sản phẩm của từng mùa vụ chưa đồng đều, tỷ lệ sản phẩm truy xuất nguồn gốc chưa cao, chủ yếu tiêu thụ dưới hình thức thô, không tem nhãn mác, không tiêu chuẩn với giá không ổn định.

Thiếu các doanh nghiệp lớn có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào nông nghiệp. Việc tiếp cận đất đai, vốn để tổ chức sản xuất lớn gặp nhiều rào cản.

Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp gặp khó trong thực tế. Việc tuyên truyền tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc và đăng ký mã QR cho sản phẩm của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn do các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chưa nhận thức được những lợi ích và hiệu quả.

Dãy hàng thịt bò tại chợ đầu mối Minh Khai. Ảnh: Dương Đình Tường.

Dãy hàng thịt bò tại chợ đầu mối Minh Khai. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bởi vậy, Sở NN-PTNT đề ra các giải pháp trọng tâm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2020 gồm:

Một là đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng chương trình truyền thông chủ động.

Hai là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, lấy mẫu, giám sát, hậu kiểm tự công bố việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản.

Ba là tiếp tục tổ chức đánh giá thẩm định xếp loại các cơ sở, triển khai ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đối với 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

Bốn là thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Năm là tăng cường công tác phối hợp trong lĩnh vực kết nối sản xuất, tiêu thụ, xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa các tỉnh thành. Sáu là tiếp tục phối hợp triển khai chương trình minh bạch thông tin điện tử cho các dòng sản phẩm nông sản an toàn và cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Vinasoy khuyến cáo về hành vi giả mạo thương hiệu Fami

Vinasoy khuyến cáo đến người tiêu dùng về việc xuất hiện hành vi giả mạo thương hiệu Fami trên một số nền tảng trực tuyến.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.