| Hotline: 0983.970.780

Người Khmer miền Tây tưng bừng đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Thứ Hai 17/04/2023 , 13:34 (GMT+7)

Đồng bào Khmer ở miền Tây tụ họp quanh chùa ca múa, dâng cơm, đắp núi cát, tắm Phật trong không khí vui tươi của Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Hàng năm cứ đến trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào dân tộc Khmer nô nức đón mừng tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Theo Phật lịch của Phật giáo Nam tông Khmer (tức đầu tháng Chét là khoảng giữa tháng 4 dương lịch), đồng bào dân tộc Khmer tiến hành lễ vào năm mới của dân tộc mình.

Hàng năm cứ đến trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào dân tộc Khmer nô nức đón mừng tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Theo Phật lịch của Phật giáo Nam tông Khmer (tức đầu tháng Chét là khoảng giữa tháng 4 dương lịch), đồng bào dân tộc Khmer tiến hành lễ vào năm mới của dân tộc mình.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Khmer, lúc giáp nắng và mùa mưa, là thời kỳ kết thúc mùa nắng chuẩn bị bước sang mùa mưa. Đây là thời điểm trời đất giao hòa, muôn cây xanh tốt, đâm chồi nảy lộc là sự khởi đầu cho một năm mới gọi là Chôl Chnăm Thmây (vào năm mới).

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Khmer, lúc giáp nắng và mùa mưa, là thời kỳ kết thúc mùa nắng chuẩn bị bước sang mùa mưa. Đây là thời điểm trời đất giao hòa, muôn cây xanh tốt, đâm chồi nảy lộc là sự khởi đầu cho một năm mới gọi là Chôl Chnăm Thmây (vào năm mới).

Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là tết 'chịu tuổi', năm nay tết diễn ra trong ba ngày từ ngày 14,15 và 16 tháng 4 dương lịch, thông thường những ngày này người Khmer tập trung vào chùa.

Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là tết "chịu tuổi", năm nay tết diễn ra trong ba ngày từ ngày 14,15 và 16 tháng 4 dương lịch, thông thường những ngày này người Khmer tập trung vào chùa.

Tại chùa các vị Chư tăng tổ chức lễ với những nghi lễ, ý nghĩa khác nhau. Ngày thứ nhất có tên gọi là Sang-kran 'bước đi, tiến tới'. Ngày thứ hai gọi là Wana-bot 'thiếu hoặc thừa'. Ngày thứ ba gọi là Lơn-sắtk 'tiến lên, tăng lên'. 

Tại chùa các vị Chư tăng tổ chức lễ với những nghi lễ, ý nghĩa khác nhau. Ngày thứ nhất có tên gọi là Sang-kran “bước đi, tiến tới”. Ngày thứ hai gọi là Wana-bot “thiếu hoặc thừa”. Ngày thứ ba gọi là Lơn-sắtk “tiến lên, tăng lên”. 

Đêm giao thừa năm nay diễn ra (lúc 2h12 phút, ngày 13/4 dương lịch) mọi nhà đều thắp nhang đèn, hoa quả, ly nước ướp hương hoa… cúng trên ban thờ trước sân nhà để tiễn vị Chư thiên cũ (Khmer gọi là Thần Têu-va-đa) và rước vị Thần Têu-va-đa mới xuống cai quản đất đai, thổ trạch. Đồng bào dân tộc Khmer tin rằng hàng năm Thần Têu-va-đa đều luân phiên nhau xuống một vị để cai quản dương thế trong một năm. 

Đêm giao thừa năm nay diễn ra (lúc 2h12 phút, ngày 13/4 dương lịch) mọi nhà đều thắp nhang đèn, hoa quả, ly nước ướp hương hoa… cúng trên ban thờ trước sân nhà để tiễn vị Chư thiên cũ (Khmer gọi là Thần Têu-va-đa) và rước vị Thần Têu-va-đa mới xuống cai quản đất đai, thổ trạch. Đồng bào dân tộc Khmer tin rằng hàng năm Thần Têu-va-đa đều luân phiên nhau xuống một vị để cai quản dương thế trong một năm. 

Sáng thứ nhất (nhằm ngày 14/4 dương lịch) gọi là ngày Chôl Sang-kran Thmây, mọi người tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp, đem theo nhang, đèn, phẩm vật đến chùa làm lễ rước đại lịch (Ma-ha-sang-kran). Maha sang-kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng, theo sự hướng dẫn của vị A-Cha, Ban quản trị, đồng bào Phật tử Khmer mọi người đứng xếp hàng đi quanh chánh điện ba vòng, sau đó vào bên trong chánh điện tụng kinh lễ bái Tam Bảo để chào mừng năm mới. 

Sáng thứ nhất (nhằm ngày 14/4 dương lịch) gọi là ngày Chôl Sang-kran Thmây, mọi người tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp, đem theo nhang, đèn, phẩm vật đến chùa làm lễ rước đại lịch (Ma-ha-sang-kran). Maha sang-kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng, theo sự hướng dẫn của vị A-Cha, Ban quản trị, đồng bào Phật tử Khmer mọi người đứng xếp hàng đi quanh chánh điện ba vòng, sau đó vào bên trong chánh điện tụng kinh lễ bái Tam Bảo để chào mừng năm mới. 

Đến đêm những người Phật tử lớn tuổi vẫn tập trung trong ngôi giảng đường hoặc chánh điện nghe Chư tăng thuyết pháp, còn lớp thanh niên nam nữ trẻ tuổi thì ra sân chùa tổ chức các trò chơi dân gian và xem văn nghệ truyền thống. 

Đến đêm những người Phật tử lớn tuổi vẫn tập trung trong ngôi giảng đường hoặc chánh điện nghe Chư tăng thuyết pháp, còn lớp thanh niên nam nữ trẻ tuổi thì ra sân chùa tổ chức các trò chơi dân gian và xem văn nghệ truyền thống. 

Ngày tết thứ hai (nhằm ngày 15/4 dương lịch) gọi là ngày 'Wanabot', sáng mọi người làm lễ dâng huê ẩm thực đến Chư tăng, đến chiều thì đắp những núi cát (còn gọi Puôn-Panum-Khsách) thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho sự bền vững của vũ trụ. Tục lệ này dẫn đến tích truyện lâu đời và cho Phật tử thắp hương để cầu cho mưa thuận gió hòa trong năm và cầu phúc theo sự ước nguyện của mình.

Ngày tết thứ hai (nhằm ngày 15/4 dương lịch) gọi là ngày “Wanabot”, sáng mọi người làm lễ dâng huê ẩm thực đến Chư tăng, đến chiều thì đắp những núi cát (còn gọi Puôn-Panum-Khsách) thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho sự bền vững của vũ trụ. Tục lệ này dẫn đến tích truyện lâu đời và cho Phật tử thắp hương để cầu cho mưa thuận gió hòa trong năm và cầu phúc theo sự ước nguyện của mình.

Ngày tết thứ ba 6/3 âm lịch (nhằm ngày 16/4 dương lịch) gọi là 'Lơn-sắtk' là ngày có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer, buổi sáng mọi người đến chùa dâng huê ẩm thực đến Chư tăng.

Ngày tết thứ ba 6/3 âm lịch (nhằm ngày 16/4 dương lịch) gọi là “Lơn-sắtk” là ngày có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer, buổi sáng mọi người đến chùa dâng huê ẩm thực đến Chư tăng.

Trong nghi lễ, các nhà sư dùng những cành hoa, vẩy những giọt nước có ướp hương hoa thơm lên tượng Phật. Chư tăng cùng mọi người tắm các tượng Phật, giữa trưa cùng ngày.

Trong nghi lễ, các nhà sư dùng những cành hoa, vẩy những giọt nước có ướp hương hoa thơm lên tượng Phật. Chư tăng cùng mọi người tắm các tượng Phật, giữa trưa cùng ngày.

Sau đó, mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong gia đình, chúc mừng ông bà, cha mẹ và dâng bánh để tạ ơn.

Sau đó, mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong gia đình, chúc mừng ông bà, cha mẹ và dâng bánh để tạ ơn.

Thay cho lời chúc may mắn đầu năm, người Khmer sẽ tưng bừng chào đón năm mới với nghi thức dội nước lên người nhau và cũng muốn được người khác tạt nước cho mình với quan niệm càng ướt càng nhiều may mắn trong năm mới cùng tâm trạng tươi vui trong ngày tết cổ truyền. Bất kể người lớn, trẻ em, khách du lịch, không phân biệt màu da, ai nấy đều hòa vào màn té nước vui nhộn trong tình thân ái.

Thay cho lời chúc may mắn đầu năm, người Khmer sẽ tưng bừng chào đón năm mới với nghi thức dội nước lên người nhau và cũng muốn được người khác tạt nước cho mình với quan niệm càng ướt càng nhiều may mắn trong năm mới cùng tâm trạng tươi vui trong ngày tết cổ truyền. Bất kể người lớn, trẻ em, khách du lịch, không phân biệt màu da, ai nấy đều hòa vào màn té nước vui nhộn trong tình thân ái.

Nghi thức cuối, trong ngày Tết diễn ra tại Chùa  A-Cha, Ban quản trị đại diện đồng bào Phật tử Khmer cung thỉnh Chư tăng làm lễ cầu siêu (Khmer gọi là Băng-Sa-Kôl) để hồi hướng phước đến vong linh những người đã mất có quan hệ quyết thống với mình, nhất là những người có công tạo lập, các vị sư sãi quá cố đã hy sinh vì đạo pháp dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì quốc gia dân tộc.

Nghi thức cuối, trong ngày Tết diễn ra tại Chùa  A-Cha, Ban quản trị đại diện đồng bào Phật tử Khmer cung thỉnh Chư tăng làm lễ cầu siêu (Khmer gọi là Băng-Sa-Kôl) để hồi hướng phước đến vong linh những người đã mất có quan hệ quyết thống với mình, nhất là những người có công tạo lập, các vị sư sãi quá cố đã hy sinh vì đạo pháp dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì quốc gia dân tộc.

Xem thêm
Tập huấn 5 mô hình điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Tập huấn 5 mô hình điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Kiểm tra tình hình buôn bán giống gia cầm tại Cao Bằng. Liên kết trồng rong nho thu nhập khá. Nhiều địa phương phát động trồng cây xanh.

Giải pháp công trình thủy lợi theo nguyên tắc 'không hối tiếc'

ĐBSCL Những tháng đầu năm 2024, các công trình thủy lợi tại ĐBSCL đã phát huy hiệu quả rõ nét trong việc ngăn mặn, giữ ngọt cho các vùng sản xuất nông nghiệp.

Nhiều công trình xây dựng bức tử đê sông Cầu

Thời gian qua tuyến đê sông Cầu thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xuất hiện nhiều công trình xây dựng lấn chiếm lòng sông, ảnh hưởng đến an toàn thoát lũ của sông Cầu.

Xem 'nghệ nhân xứ trà' sao chè bằng tay

THÁI NGUYÊN Thay vì dùng máy móc, việc sao chè bằng tay sẽ tạo ra hương vị độc đáo, thơm ngon đến lạ thường như cái cách chè thái ăn sâu vào tiềm thức bao đời nay.