| Hotline: 0983.970.780

Người Việt đầu tư phát triển chiều cao lại gặp khó chiều ngang

Thứ Năm 13/12/2018 , 19:39 (GMT+7)

Kết quả khảo sát thực tế tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương chỉ ra rằng, học sinh và trẻ em tại các thành thị không bị còi mà chỉ bị thấp...

17-21-13_20181213_142117
Hội thảo Quốc tế Dinh dưỡng cho người Việt

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng tại Hội thảo Quốc tế về Dinh dưỡng người Việt được tổ chức chiều 13/12 tại Hà Nội do Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tập đoàn TH tổ chức, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tuy nhiên trong lúc chiều cao mới bắt đầu có sự cải thiện thì chiều ngang, tức béo phì lại đang có đấu hiệu mất kiểm soát.

GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong những những năm qua chiều cao người Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, hiện xấp xỉ bằng một số nước trong khu vực Asean như Philippines, Indonesia, Malaysia… Bình quân trong những năm qua chiều cao người Việt Nam đã tăng thêm 1,25cm.

Tuy nhiên, nghịch cảnh cũng là thách thức trong dinh dưỡng với trẻ em Việt Nam hiện nay được các chuyên gia trong và ngoài nước chỉ ra chính là việc đầu tư phát triển chiều cao chưa khoa học và hợp lý làm nảy sinh hệ lụy phát triển chiều ngang, tức là tỷ lệ béo phì gia tăng ở mức báo động, trong khi đó vẫn bị thiếu hàng loạt vi chất dinh dưỡng.

17-21-13_20181213_134825
GS.TS Lê Thị Hợp phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng Dọc đường và Ngành nghề - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, theo khảo sát của các nhà khoa học một đứa trẻ sinh ra, nếu thấp còi lúc 3 tuổi khi trưởng thành, chiều cao cũng thấp. Thế nhưng, kết quả khảo sát thực tế tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương chỉ ra rằng, học sinh và trẻ em tại các thành thị không bị còi mà chỉ bị thấp.

Đặc biệt, xu thế chung là tỷ lệ béo phì gia tăng khi tại Hà Nội, tỷ lệ học sinh tiểu học béo phì đã tăng từ 7,9% lên 40,7% còn tại TP.HCM tăng từ 9,4% lên 43%. Nhưng nghịch lý ở chỗ khi kiểm tra sức khỏe của trẻ có tới 11,8% thiếu máu, 7,7% thiếu vitamin A, khoảng 46 - 58% thiếu vitamin D...

Nguyên nhân thừa cân, béo phì chủ yếu vẫn là do chế độ ăn không hợp lý, thừa năng lượng, chất đạm mà thiếu vi chất, trẻ ít hoạt động thể lực, đặc biệt là quá lạm dụng thức ăn nhanh, chế biến sẵn.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu nhanh chóng, hiệu quả

Ngải cứu được biết đến với khả năng xoa dịu cơn đau thần kinh, thúc đẩy tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi, và cải thiện lưu thông máu đến não.