| Hotline: 0983.970.780

Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung thu

Thứ Bảy 13/08/2016 , 07:10 (GMT+7)

Rằm tháng 8 - Trung thu, là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch.

* Sự tích, ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Trung thu?

Rằm tháng 8 - Trung thu, là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám.

Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết.

Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam.

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả... Người Trung Hoa không có phong tục này.


* Ai phát minh ra kem que?

Ai nghĩ rằng, que kem ăn sảng khoái, dễ chịu, có bán ở khắp nơi trên thế giới, lại do một cậu bé mới 11 tuổi, tên là Frank Eppeson phát minh!

Que kem đầu tiên ra đời quả là nhờ... một sự tình cờ. Vào một ngày của năm 1905, Frank Eppeson đem bột nước quả đổ vào trong nước sôi để khuấy thành thứ nước uống có gaz để nghịch chơi.

Đang chờ cho cốc nước uống đó nguội đi một chút thì có tiếng bạn bè gọi rủ đi chơi, cậu cầm chiếc cốc nước quả có cắm chiếc thìa khuấy ấy, chạy ra ngoài nhà, đặt lên tường sân, rồi chạy luôn đi cùng các bạn.

Đến tối, khi trở về, cậu cũng quên bẵng việc đó. Đêm hôm đó, trời bỗng trở lạnh tới dưới 0oC. Sáng sau, khi ra sân, cậu nhìn thấy cốc nước quả đã biến thành một que kem cứng đơ đơ, thế là đem theo tới trường cho các bạn học cùng xem, tỏ ra khoái chí lắm.

Nhưng que kem cũng không được mấy người chú ý. Mãi tới một ngày vào năm 1923, Frank Eppeson lúc này đã trưởng thành, bỗng nhớ lại que kem chế thành từ thuở niên thiếu. Anh nảy ra ý dùng nó để làm thành một nghề kinh doanh, thế là bắt đầu phối chế các loại nước quả chế thành các loại que kem, rồi đem bán, đâu ngờ được mọi người rất hoan nghênh. Theo thống kê, ở Mỹ mỗi năm tiêu thụ khoảng 3 triệu que kem, và hiện đã có hơn 30 loại kem có khẩu vị khác nhau.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.