| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy Đạm Phú Mỹ hoàn thành bảo dưỡng tổng thể vượt tiến độ

Thứ Ba 25/04/2023 , 17:13 (GMT+7)

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoàn thành vượt tiến độ đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ năm 2023 trong 26 ngày –  nhanh hơn 4 ngày so với kế hoạch.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM) cho biết Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoàn thành vượt tiến độ đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ năm 2023 trong 26 ngày, nhanh hơn 4 ngày so với kế hoạch (30 ngày). Nhà máy đã cho ra sản phẩm urê và sản phẩm Amonia trở lại vào ngày 22/4/2023. Thành công của đợt bảo dưỡng tổng thể này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.

Chủ tịch HĐQT Hoàng Trọng Dũng (bìa phải) thăm và đôn đốc công tác bảo dưỡng nhà máy. Ảnh: Đức Trung.

Chủ tịch HĐQT Hoàng Trọng Dũng (bìa phải) thăm và đôn đốc công tác bảo dưỡng nhà máy. Ảnh: Đức Trung.

Được biết, nhà máy đã vận hành qua nhiều năm, đồng nghĩa với việc thực hiện bảo dưỡng tổng thể sẽ ngày càng phức tạp, khó khăn hơn. Đây đã là kỳ bảo dưỡng tổng thể lần thứ 11 của Nhà máy Đạm Phú Mỹ kể từ khi đi vào hoạt động với gần 4.600 hạng mục công việc, trong đó nhiều hạng mục phát sinh ngay trong quá trình bảo dưỡng tổng thể.

Nhiều khó khăn và thách thức đặt ra như vậy, tuy nhiên lợi thế của PVFCCo là có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, cán bộ công nhân viên với kinh nghiệm dày dặn, tay nghề vững chắc được tôi luyện qua các đợt bảo dưỡng tổng thể trước đây, cùng với sự hỗ trợ rất tích cực từ các đơn vị trong cùng Tập đoàn. Chính vì vậy, trước khi bước vào đợt bảo dưỡng này, PVFCCo đã có sự chuẩn bị kỹ càng với nhiều phương án, vật tư thay thế được tính toán dự liệu sẵn.

Tổng giám đốc Lê Cự Tân (thứ 3 từ trái qua) thăm và đôn đốc công tác bảo dưỡng nhà máy. Ảnh: Đức Trung.

Tổng giám đốc Lê Cự Tân (thứ 3 từ trái qua) thăm và đôn đốc công tác bảo dưỡng nhà máy. Ảnh: Đức Trung.

Trong quá trình bảo dưỡng, cùng với sự tâm huyết, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của đội ngũ tham gia bảo dưỡng cùng sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo nên Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoàn toàn làm chủ tiến độ và chất lượng bảo dưỡng tổng thể. Kết quả là công tác bảo dưỡng tổng thể lần này đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra: An toàn cao nhất, chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhiều nhất, tiến độ nhanh nhất.

Đồng thời, qua kỳ bảo dưỡng này, PVFCCo cũng đã có những đánh giá chi tiết về tình trạng máy móc thiết bị, từ đó có các phương án bảo dưỡng sửa chữa, nâng cấp, thay thế phù hợp trong thời gian tới nhằm tới mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các thiết bị, duy trì vận hành các thiết bị an toàn, ổn định lâu dài và phấn đấu kéo dài chu kỳ bảo dưỡng từ 2 năm lên 3 năm nhằm tối đa năng lực và sản lượng của Nhà máy, tiếp tục đạt được những kỷ lục vận hành liên tục mới.

Một số hình ảnh về công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: Đức Trung.
Một số hình ảnh về công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: Đức Trung.
Một số hình ảnh về công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: Đức Trung.
Một số hình ảnh về công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: Đức Trung.
Một số hình ảnh về công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: Đức Trung.
Một số hình ảnh về công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: Đức Trung.

Một số hình ảnh về công tác bảo dưỡng Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: Đức Trung.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ hoàn thành công tác bảo dưỡng vượt kế hoạch, cho ra sản phẩm trở lại cũng đã góp phần đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong bối cảnh cả nước sắp bước vào vụ chăm bón quan trọng trong năm.

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.