| Hotline: 0983.970.780

Nhà phân phối bày kế cho phân bón hàm lượng cao Lâm Thao 'vượt ải'

Thứ Bảy 24/02/2024 , 07:42 (GMT+7)

Đất Tây Nguyên màu mỡ với nhiều loại cây trồng giá trị nhưng phân bón hàm lượng cao Lâm Thao lại 'sinh sau đẻ muộn' và dân lại có thói quen mua kiểu đầu tư.

Đó là những “cửa ải” mà Lâm Thao phải vượt qua nếu muốn những sản phẩm mới của mình ăn sâu, bén rễ trên mảnh đất bazan này. Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Phan Đình Quý-Công ty TNHH Như Linh tỉnh Lâm Đồng, nhà phân phối của công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Ông Phan Đình Quý - Công ty TNHH Như Linh tỉnh Lâm Đồng (đội mũ) - nói chuyện với các cán bộ của Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Phan Đình Quý - Công ty TNHH Như Linh tỉnh Lâm Đồng (đội mũ) - nói chuyện với các cán bộ của Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông có thể cho biết tình hình phân bón hàm lượng cao ở Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung như thế nào không?

Theo định luật tối thiểu của Liebig-một nhà khoa học nông nghiệp của Đức thế kỷ 19 nhưng tới giờ vẫn đúng rằng tất cả dinh dưỡng cho cây trồng phải đầy đủ cả đa, trung, vi lượng mới đạt được năng suất tối đa, nếu thiếu một nguyên tố thì năng suất sẽ bị giảm sút.

Ông minh họa định luật tối thiểu của mình là một cái thùng tô nô cấu tạo bằng những thanh gỗ, mỗi thanh gỗ tượng trưng cho một nguyên tố dinh dưỡng, còn nước bên trong thùng tượng trưng cho năng suất của cây trồng. Khi một thanh gỗ bị bẻ gãy, có nghĩa là chưa đầy đủ thì nước trào qua chỗ đó, năng suất của cây trồng bị giảm sút.  

Đối với phân bón NPK Lâm Thao hàm lượng cao có ưu điểm đã đầy đủ đa, trung, vi lượng, trong đó vi lượng đều định lượng được chứ không phải định tính, có con số cụ thể chứ không phải nói để cho có. Những định lượng đó mà thiếu sẽ bị cơ quan chức năng “tuýt còi ngay”. Đó là ưu điểm của NPK Lâm Thao hàm lượng cao thành ra bà con nông dân rất tin dùng.

Lâm Đồng là vùng đất rất phì nhiêu, có thể trồng đa dạng các loại cây từ rau, hoa, cây công nghiệp đến cây lúa, cái gì cũng có, có những cây ngắn ngày quay vòng tới 6 vòng. NPK Lâm Thao, lân Lâm Thao có ưu điểm tác dụng nhanh với cây trồng. Lân nung chảy cũng tốt nhưng tác dụng từ từ, bón rồi đợi hấp thu thì nhiều khi không kịp đòi hỏi của cây. Còn lân Lâm Thao là dạng lân supe bỏ 5-6 ngày đã có hiệu quả rồi, kịp thời cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng mà nhất là cây trồng ngắn ngày. Còn NPK Lâm Thao, đất Lâm Đồng nói chung đã màu mỡ rồi, bón thêm phân tốt vào thì giống như rồng gặp mây.

Phân bón Lâm Thao cho cây cà chua. Ảnh: Dương Đình Tường.

Phân bón Lâm Thao cho cây cà chua. Ảnh: Dương Đình Tường.

Đó là những thuận lợi, nhưng thực tế khi ông đưa những sản phẩm phân bón hàm lượng cao của Lâm Thao vào Lâm Đồng thì gặp những khó khăn gì?

Trên thị trường Lâm Đồng đang có nhiều sản phẩm phân bón hàm lượng cao mà phân bón hàm lượng cao của Lâm Thao thì thuộc dạng “sinh sau đẻ muộn” so với Ba Con Cò hay Việt Nhật…

Người nông dân nào đã sử dụng lân đơn Lâm Thao rồi, khi có NPK hàm lượng cao của Lâm Thao thì cũng bắt đầu sử dụng nhưng hơi dè dặt, khi đã sử dụng rồi thì chấp nhận lấy tiếp. Nhưng hơi khó khăn với những bà con đang mua quen theo kiểu bán đầu tư, tức là bán trả chậm, nay Lâm Thao vào, bán lấy tiền ngay nên họ còn chưa mạnh dạn sử dụng nhiều.

Nếu Lâm Thao mạnh dạn chịu khó bán đầu tư, khi nông dân đã dùng quen rồi, lúc đó đổi sang bán trả tiền thì người ta còn nghe. Chứ bây giờ đòi bán trả tiền ngay thì một số người cũng phản ứng. Vượt qua “ải” đó là sẽ bán được sản phẩm.

Phân bón Lâm Thao cho cây hồ tiêu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Phân bón Lâm Thao cho cây hồ tiêu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Còn về phía nhà phân phối, cấp một coi như là hết lòng hết ý theo Lâm Thao. Cuối năm 2022 đến năm 2023 giá cả thị trường biến động, tăng liên tục thì Lâm Thao cũng tăng theo người ta nhưng mà khi thị trường đã bắt đầu xuống thì Lâm Thao xuống chậm hơn. Đó cũng là cái khó cho nhà phân phối cấp một chúng tôi. Còn nhà phân phối cấp hai biết là phân bón Lâm Thao tốt nhưng yếu tố chính đối với họ phải là lợi nhuận.

Nếu phân bón Lâm Thao bằng giá các phân bón khác thì rất dễ cho việc phân phối của cấp một. Nhà phân phối cấp hai biết phân bón Lâm Thao tốt, nhà dùng cái đó nhưng bán cho người ta thì những cái gì lời nhiều mới bán. Năm vừa rồi tôi bán được khoảng 700-800 tấn phân bón hàm lượng cao của Lâm Thao-đủ kế hoạch nhưng chưa đáp ứng cho tham vọng của tôi.

Cách đây mấy năm khi dây chuyền sản xuất phân bón hàm lượng cao của Lâm Thao ra đời, tôi đòi đăng ký tới 5.000 tấn, tổ chức nguyên một chuyến bay ra Bắc cho các đại lý thăm quan nhà máy. Cuối cùng đem hàng vào thì người ta trả lại vì bị lỗi kỹ thuật. Giờ với chất lượng cao lại ổn định như thế này thì tôi hi vọng sản phẩm sẽ lan tỏa tốt.

Xin cảm ơn ông!

Công ty sản xuất phân bón nào chiếm được nhiều thị phần ở Tây Nguyên có thể củng cố khu vực miền Trung, làm bàn đạp để tiến ra Đông Nam Bộ và thậm chí là đồng bằng sông Cửu Long. Bởi vậy Tây Nguyên luôn là một “chiến trường” để các công ty sản xuất phân bón thử những sản phẩm mới nhất, tiên tiến nhất của mình

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm