| Hotline: 0983.970.780

'Nhà tù' giữa phố biển Vũng Tàu

Thứ Bảy 30/04/2022 , 09:13 (GMT+7)

'Nhà tù Văn Ngọc' là cái tên mà họa sĩ Văn Ngọc đã tự đặt cho ngôi nhà, xưởng vẽ kì dị rất độc đáo của mình nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu…

“Nhà tù” của... tự do

Tình cờ trong một lần đi công tác, chúng tôi được họa sĩ Văn Ngọc mời đến thăm “nhà tù” của ông nằm giữa không gian ồn ào của thành phố biển Vũng Tàu. Men theo con hẻm nhỏ, vòng vèo nhiều khúc quẹo, chúng tôi mới tìm ra được “Nhà tù Văn Ngọc” trên đường Phạm Hồng Thái.

'Nhà tù Văn Ngọc' nằm giữa không gian ồn ào của thành phố biển Vũng Tàu, là một điểm tham quan du lịch rất thu vị từ nhiều năm qua. Ảnh: Minh Sáng.
'Nhà tù Văn Ngọc' nằm giữa không gian ồn ào của thành phố biển Vũng Tàu, là một điểm tham quan du lịch rất thu vị từ nhiều năm qua. Ảnh: Minh Sáng.

“Nhà tù Văn Ngọc" nằm giữa không gian ồn ào của thành phố biển Vũng Tàu, là một điểm tham quan du lịch rất thu vị từ nhiều năm qua. Ảnh: Minh Sáng.

Quá ngỡ ngàng trước một công trình rất độc đáo, ngôi nhà ấy đặc biệt ngay từ cái tên, cổng đi vào cho đến cuộc sống sinh hoạt đời thường bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt theo ý niệm riêng của họa sĩ muốn tìm cho mình một góc riêng để sáng tạo.

Trước mặt chúng tôi, bờ tường gạch xây thô phủ đầy rong rêu, cánh cổng “nhà tù” chắp vá bằng nhiều miếng gỗ, có một sợ dây xích to thòng xuống, bên cạnh là tấm biển đúc chữ “PRISON”, cùng mấy chữ “Nhà tù Văn Ngọc” viết bằng vôi trắng, tôi định tranh thủ nháy vài kiểu hình thì cánh cổng bỗng mở toang, họa sĩ Văn Ngọc bước ra nói oang oang vui vẻ ra đón chúng tôi vào… “nhà tù”. 

Sự độc đáo trong 'Nhà tù Văn Ngọc' ngay từ cái tên, cổng đi vào cho đến cuộc sống sinh hoạt đời thường bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt theo ý niệm riêng của họa sĩ muốn tìm cho mình một góc riêng để sáng tạo. Ảnh: Hoạ sĩ Văn Ngọc.
Sự độc đáo trong 'Nhà tù Văn Ngọc' ngay từ cái tên, cổng đi vào cho đến cuộc sống sinh hoạt đời thường bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt theo ý niệm riêng của họa sĩ muốn tìm cho mình một góc riêng để sáng tạo. Ảnh: Hoạ sĩ Văn Ngọc.

Sự độc đáo trong "Nhà tù Văn Ngọc" ngay từ cái tên, cổng đi vào cho đến cuộc sống sinh hoạt đời thường bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt theo ý niệm riêng của họa sĩ muốn tìm cho mình một góc riêng để sáng tạo. Ảnh: Hoạ sĩ Văn Ngọc.

Bước qua cánh cổng, ngôi nhà như một con tàu ba tầng dựng đứng. Chúng tôi vội bước theo chủ “nhà tù” len lỏi vào căn phòng tiếp khách trong tiếng nhạc ri rỉ vọng từ những góc tối nào đó ra. Một ánh sáng nửa vàng nửa xanh được bật lên. Ông tìm lôi ở đâu đó ra một gói trà ướp sen ngồi tỉ mỉ bóc tách từng miếng vỏ bọc rồi dốc vào ấm chế nước sôi, cười hiền khoe: “Anh em là khách quý lắm mình mới pha trà sen mời thưởng thức đấy!”.

Nói rồi, ông lôi thêm ra một chai rượu ngon và đĩa lạc rang, rót cho mỗi người một ly nhỏ xíu đặt trên chiếc bàn dài, xung quanh là những chiếc ghế gỗ thấp vuông. Câu chuyện của hoạ sĩ Văn Ngọc với chúng tôi bắt đầu sau vài nhấp rượu cùng hớp trà sen thơm nồng trong căn phòng khách nhỏ xinh và xung quanh là những bức tranh điêu khắc.  

Hoạ sị Văn Ngọc pha trà sen và rót rượu mời khách thưởng thức trong căn phòng nằm ở trung tâm 'Nhà tù Văn Ngọc'. Ảnh: Hồng Minh. 
Hoạ sị Văn Ngọc pha trà sen và rót rượu mời khách thưởng thức trong căn phòng nằm ở trung tâm 'Nhà tù Văn Ngọc'. Ảnh: Hồng Minh. 

Hoạ sị Văn Ngọc pha trà sen và rót rượu mời khách thưởng thức trong căn phòng nằm ở trung tâm "Nhà tù Văn Ngọc". Ảnh: Hồng Minh. 

“Nghệ thuật không giải thích, tôi làm nghệ thuật bắt đầu từ những cảm giác của tôi về cuộc sống”, đó chính là quan niệm của hoạ sĩ Văn Ngọc khi làm nghệ thuật, vì vậy ông muốn tất cả những tác phẩm nghệ thuật của ông trong không gian “nhà tù”, mỗi người đến thưởng lãm hãy tự hiểu theo cách riêng của mình.

“Ngay cả những món đồ vật trong căn phòng này cũng đều do mình lượm lặt ở ven đường hay xin từng miếng gỗ lấm lem xi măng, vôi vữa lâu ngày tại những công trường xây dựng, nhưng họ không cho vì đang dùng để làm cốt pha. Thế nên họ cứ nghĩ mình như “thằng dở người”, thậm chí mình còn chấp nhận hỏi mua cả những thứ gỗ, sắt vụn vặt đó, hoặc mình toàn phải đi mua những khối gỗ mới để đem đến đổi lấy những mảnh gỗ cũ họ đã sắp bỏ đi để đem về sắp đặt biến thành những tác phẩm nghệ thuật mộc mạc này”, hoạ sĩ Văn Ngọc bộc bạch.

Theo cách nhìn nhận của ông, tất cả những thứ trên đời này cái khó nhất là làm ra thời gian, nhưng sợ nhất là không thể làm nổi. Ông bảo, khi muốn làm nghệ thuật bằng tất cả những thứ quanh ta để tạo thành tác phẩm giống như thật thì tại sao không tận dụng chính những đồ vật vốn sẵn mộc mạc và rất thật ấy để tạo hình nghệ thuật. Đằng này người ta lại cứ phải cố gắng tạo ra tác phẩm nghệ thuật bằng những chất liệu bóng loáng để muốn nó trở nên xù xì lem luốc cho giống thật. Để rồi nhìn “có vẻ giống” nhưng thực ra lại chẳng giống gì thì chán lắm, vì nghệ thuật cần phải tinh tế, thế nó mới khó.  

Nhiều khu vực trong 'nhà tù' phải len lỏi mới qua được. Ảnh: Minh Sáng.

Nhiều khu vực trong “nhà tù” phải len lỏi mới qua được. Ảnh: Minh Sáng.

Ông kể, có một nhà ở sát mặt đường, do mùa mưa nước ngập khiến người ta phải tôn nền cao và hàng ngày cứ kê một miếng gỗ để dắt xe lên nhà, lâu ngày miếng gỗ đó bị bào mòn cong vênh, nhìn nó giống hệt cái xẽo trâu ngày xưa ở quê… Khi nhìn thấy nó giống và rất thật như thế nên ông đã âm thầm đi mua một tấm phên gỗ mới đem đến tìm cách nói khéo đổi cho họ để mang về sắp đặt ra những tác phẩm nghệ thuật, với ông chỉ như thế mới tạo hình giống thật hơn bao giờ hết. 

“Độc dị” và không gian sáng tạo

Sinh ra ở Vĩnh Phú, hoạ sĩ Văn Ngọc bắt đầu sáng tác từ năm 1982, những nét văn hóa dân gian của đồng bằng sông Hồng luôn đậm nét trong hầu hết các tác phẩm của ông. Khi sáng tác các chất liệu mà hoạ sĩ Văn Ngọc sử dụng luôn đa đạng phong phú, thường là những phế phẩm đã qua sử dụng như gỗ, đá, sắt thép… Có lẽ vì vậy mà mỗi tác phẩm đều có một đời sống riêng nên người xem phải liên tục động não như chính trong “Nhà tù Văn Ngọc” này. 

 Vợ của hoạ sĩ Văn Ngọc hàng ngày làm công việc pha nước và bán hàng lưu niệm cho du khách tham quan 'Nhà tù Văn Ngọc' khi có nhu cầu. Ảnh: Hồng Minh.  
 Vợ của hoạ sĩ Văn Ngọc hàng ngày làm công việc pha nước và bán hàng lưu niệm cho du khách tham quan 'Nhà tù Văn Ngọc' khi có nhu cầu. Ảnh: Hồng Minh.  

 Vợ của hoạ sĩ Văn Ngọc hàng ngày làm công việc pha nước và bán hàng lưu niệm cho du khách tham quan "Nhà tù Văn Ngọc" khi có nhu cầu. Ảnh: Hồng Minh.  

Dẫn chúng tôi đi thưởng lãm các công trình nghệ thuật điêu khắc, sắp đặt hài hòa trong không gian “nhà tù”, họa sĩ Văn Ngọc tâm sự: “Lao động sẽ chuyển dịch dần do đòi hỏi bức xúc của bản thân. Tôi cũng chuyển dịch từ hết chất liệu này đến chất liệu khác, đến khi nào chất liệu đó phù hợp với ý tưởng sáng tạo và cuối cùng tôi nhận thấy nghệ thuật sắp đặt mới chính là bản ngã của mình”.

Khi nhắc đến “nhà tù”, người ta thường nghĩ đến những trại giam giữ, nhưng trong khuôn viên chỉ rộng chừng 300m2, ngôi nhà và xưởng làm việc của họa sĩ Văn Ngọc từ lâu đã được ông tự đặt với một cái tên rất “độc dị” như vậy. Không mang sắc màu tươi mới và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, ngôi nhà của ông mộc mạc, mang đậm dấu ấn thời gian và rất độc đáo. Nơi đây không chỉ là nơi để sống, sinh hoạt mà còn giống như một bảo tàng nghệ thuật sống động mà ngồi ở bất cứ góc nào người ta cũng có thể cảm nhận được.

Nhà tù Văn Ngọc' không quá rộng nhưng với một không gian đầy ắp những hoài niệm… Ảnh: Minh Sáng.
Nhà tù Văn Ngọc' không quá rộng nhưng với một không gian đầy ắp những hoài niệm… Ảnh: Minh Sáng.

Nhà tù Văn Ngọc” không quá rộng nhưng với một không gian đầy ắp những hoài niệm… Ảnh: Minh Sáng.

Theo như giải thích của ông, đời sống liên quan đến nghệ thuật, bởi vậy mà cả bộ bàn ghế tiếp khách, gian bếp, phòng làm việc hay bất cứ góc sinh hoạt nào cũng có bóng dáng của nghệ thuật. “Nhà tù Văn Ngọc” không quá rộng nhưng chúng tôi như lạc giữa một không gian đầy ắp những hoài niệm… Xung quanh các khu vực trưng bày là những hành lang với lối đi chật hẹp, ánh sáng nhập nhòa; những tấm ván, khối gỗ xù xì, lồi lõm; những khối điêu khắc sừng sững khiến người xem cảm giác như bị lạc vào một không gian bí ẩn, thực hư lẫn lộn. Chính những điều đó đã gợi nên ý tưởng để ông đặt tên cho ngôi nhà của mình là “Nhà tù - Prison”. Ở trong “nhà tù” ấy, hoạ sĩ Văn Ngọc lại tìm được tự do sáng tác, tự do thể hiện những ý tưởng nghệ thuật độc đáo của mình.

Công trình “Nhà tù Văn Ngọc” được làm nên từ những gam màu mang vết tích thời gian, với cả một công trình nghệ thuật, công phu, tỉ mỉ nhưng không phải là tỉ mỉ theo “lối thợ” mà rất chuyên nghiệp. Ở đó, hoạ sĩ Văn Ngọc đã đầu tư rất nhiều tình cảm và cả quá trình sống của ông qua nhiều năm…

Không mang sắc màu tươi mới và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, ngôi nhà của hoạ sĩ Văn Ngọc mộc mạc, mang đậm dấu ấn thời gian và rất độc đáo. Ảnh: Minh Sáng.

Không mang sắc màu tươi mới và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, ngôi nhà của hoạ sĩ Văn Ngọc mộc mạc, mang đậm dấu ấn thời gian và rất độc đáo. Ảnh: Minh Sáng.

Chia sẻ về công việc của mình, họa sĩ Văn Ngọc kể: “Cũng phải mất hơn chục năm góp nhặt những thanh gỗ, mảnh ván cũ rồi đem chúng về xưởng để đục đẽo, cắt, gọt, vẽ, lắp ghép…rồi sau đó mới sắp đặt lại trong nhà để chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật như vậy đó. Giới họa sĩ chúng tôi cũng giống như bác sĩ, làm lại những thứ mà người ta bỏ đi để chúng được “sống” lại một lần nữa”.

Một buổi đến thăm “Nhà tù Văn Ngọc” là sự trải nghiệm khó quên bởi những cảm xúc khác nhau trong từng tác phẩm mang đến cho chúng tôi. Có rất nhiều câu chuyện ẩn sau ngôn ngữ nghệ thuật của “Nhà tù Văn Ngọc” và là tác phẩm lớn nhất trong cuộc đời họa sĩ Văn Ngọc, nó chất chứa một ý niệm sâu sắc về sự tự do. Đây là ngôi nhà của họa sĩ Văn Ngọc, từ sau ngày gia đình ông rời miền Bắc vào Vũng Tàu lập nghiệp hơn 20 năm trước, đây cũng là thế giới riêng của ông chất chứa hàng trăm tác phẩm được ông thực hiện trong nhiều năm…

“Với họa sĩ văn Ngọc, nghệ thuật là không giải thích, nhưng khi dùng tên gọi “Nhà tù” cho công trình này, chắc hẳn đây là cách nói ẩn dụ tùy thuộc vào hiểu biết của từng cá nhân suy đoán và phán xét. Phải chăng trong cuộc đời, ai ai cũng có một “nhà tù” cho riêng mình, một “nhà tù” mang tính địa lý và một nhà tù tâm thức? Đó có lẽ là câu hỏi mà người ta phải tự vấn xuyên suốt cuộc đời mình”, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh nói.

Xem thêm
Nét vẽ tình thân đánh thức vẻ đẹp của sự lương thiện

‘Nét vẽ tình thân’ được nhóm nghệ sĩ Rừng Xòe 6 thực hiện tại trại giam Thanh Cẩm đã khuyến khích những phạm nhân cầm cọ để vẽ lại cuộc sống mến thương.

Tháng phim điện ảnh tri ân huyền thoại màn bạc Alain Delon

Tháng phim điện ảnh từ 12h ngày 16/12/ 2024 đến 24h ngày 16/1/2025, với ba tác phẩm nổi tiếng cho sự góp mặt của huyền thoại màn bạc Alain Delon.

Vinicius Junior nhận giải FIFA The Best 2024

Tiền đạo người Brazil đã chiến thắng giải thưởng FIFA The Best đối với cầu thủ nam hay nhất năm 2024.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.