| Hotline: 0983.970.780

Nhà văn quân đội chuyển hướng viết truyện phục vụ thiếu nhi

Chủ Nhật 14/11/2021 , 09:05 (GMT+7)

Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú ở tuổi 47 bất ngờ xuất bản cùng lúc hai tập truyện thiếu nhi ‘Ba nàng lính ngự lâm’ và ‘Chú bé đeo ba lô màu đỏ’.

Nhà văn Nguyễn Đình Tú từng được hâm mộ với tiểu thuyết 'Phiên bản' dựng thành phim 'Hương ga'.

Nhà văn Nguyễn Đình Tú từng được hâm mộ với tiểu thuyết "Phiên bản" dựng thành phim "Hương ga".

Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú từng công tác tại Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 3 trước khi chuyển về làm việc ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú có thế mạnh ở những sáng tác lấy chất liệu từ hiện thực tương đối dữ dội như “Hồ sơ một tử tù”, Nỗi ám ảnh khôn nguôi”, “Nét mặt buồn”, “Kín”, “Hoang tâm”, “Xác phàm”...

Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú quen thuộc với công chúng rộng rãi khi tiểu thuyết “Phiên bản” của ông được chuyển thể thành bộ phim “Hương ga” do diễn viên Trương Ngọc Ánh đóng vai chính kiêm nhà sản xuất.

Cứ ngỡ nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú sẽ tiếp tục mải mê với sở trường cá nhân. Không ngờ, mới đây, Nhà xuất bản Văn Học và Sbooks đã ấn hành cùng lúc hai tập truyện thiếu nhi của nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú với tựa đề “Ba nàng lính ngự lâm” và “Chú bé đeo ba lô màu đỏ”.

Sự chuyển hướng của nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú là tín hiệu cho thấy thị trường sách thiếu nhi đang thịnh vượng chăng? Chưa hẳn. Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú muốn thử sức mình, như ông quan niệm “nghề văn vẫn là sự đối diện với tài năng của chính mình”.

Trước đây, trong đội ngũ nhà văn quân đội cũng có một nhân vật thành công ở đề tài thiếu nhi là nhà thơ Duy Khán với tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”. Bây giờ, thử xem nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú chinh phục độc giả hồn nhiên như thế nào?

Tập truyện 'Ba nàng lính ngự lâm'.

Tập truyện "Ba nàng lính ngự lâm".

“Các cậu đã xem phim “Babier và Ba người lính ngự lâm” chưa? Tớ, dĩ nhiên là chưa xem và sẽ không xem. Cái phim dành cho mấy đứa con gái, toàn là mặc váy xanh đỏ tím vàng, con trai như tớ ai lại xem. Chúng tớ chỉ xem phim siêu nhân, đánh nhau bùm bùm bùm thôi. Nhưng mà đến lớp, con trai chúng tớ vẫn phải xem phim Những nàng lính ngự lâm đấy, mà diễn viên chính là các nàng trong lớp chúng tớ. Thế có sợ không cơ chứ. Nàng nào cũng nhận mình là lính ngự lâm, chiến đấu bảo vệ hoàng gia, mồm hét to như cái còi. Và thủ lĩnh của các nàng í là ba nàng cực kỳ hay tự nhận mình là xinh đẹp, là hotgirl và cũng vô cùng dữ dằn. Ba nàng ấy, nàng nào cũng đấm tớ mấy phát, cấu tớ mấy cấu đau ơi là đau rồi đấy”. Nhà văn Nguyên Đình Tú đã bắt đầu câu chuyện “Ba nàng lính ngự lâm” đầy háo hức và ấn tượng khi thực sự nhập vai vào độ tuổi lớp 1.

Cuốn sách “Ba nàng lính ngự lâm” gồm 17 câu chuyện nhỏ xảy ra ở lớp 1G trường Hoa Mai dưới cái nhìn của một cậu bé tên là Xuân Chinh.  Mọi chuyện đều bắt đầu và xoay quanh ba bạn gái là My xinh, Phương hot girl và Lam Anh “hung thần”.

Nào là chuyện trốn trong toa-let để không phải ăn cơm, chuyện một lớp phó học tập được bầu ra đơn giản chỉ vì cậu ta… quậy nhất lớp hay nỗi băn khoăn tại sao bạn này lại thân với bạn kia mà không phải là thân với mình.

Trải qua những phi vụ như Vụ mất tích bí ẩn, Dọa ma, rồi đến Anh hùng toilet, bạn đọc nhí sẽ biết đến Chiến công của My xinh, biết ai là Lính cứu hỏa không mặc quần, ai là Người mẫu và khán giả bất đắc dĩ; rồi cùng đến Nông trại để thăm nom trò chuyện với những cô bò sữa…

Câu chuyện chọn nghề của các bạn nhỏ cũng thật bất ngờ: bạn thì thích làm nghề lái xe, làm phi công, làm lính cứu hỏa, làm bộ đội, bạn thì thích làm nghề nặn tò he, và có bạn còn thích cả làm nghề… hoa hậu. Đó là những cái thích rất đúng với tâm lý của trẻ thơ, là những gì các bạn nhỏ đã được nhìn thấy, thích thú hay ngưỡng mộ.

Tập truyện 'Cậu bé đeo ba lô màu đỏ'.

Tập truyện "Cậu bé đeo ba lô màu đỏ".

Nếu như “Ba nàng lính ngự lâm” xoay quanh trẻ em thành phố thì “Chú bé đeo ba lô màu đỏ” là hành trình trưởng thành của trẻ em nông thôn.

Nhà văn được gặp Hưng lần đầu tiên khi anh vừa nhận chức Chủ tịch huyện Thạch Biên. Khi ấy, người viết câu chuyện này đã rất ngạc nhiên khi thấy trong phòng làm việc của anh treo một chiếc ba lô đỏ cũ kĩ, bạc phếch. Còn trong tủ kính có đặt một chiếc nỏ sừng, cạnh đó là ống tên, bên trong vẫn còn tám mũi tên bạc chưa một lần được bắn đi. Bắt đầu từ chiếc ba lô, rồi đến cái nỏ sừng, rồi những mũi tên bạc, cả con ốc loe đặt ngay trên bàn làm việc của chủ tịch huyện nữa… cứ vậy, câu chuyện về quãng thời gian lưu lạc của Hưng được khơi gợi và rồi được chính anh kể lại cho nhà văn nghe.

Truyện “Chú bé đeo ba lô màu đỏ” đã được viết lại một cách trung thực, những diễn biến chính chỉ “gói gọn” trong khoảng thời gian hơn hai năm kể từ khi nhân vật Hưng rời Thạch Biên cùng bố và gặp tai nạn đắm đò cho đến khi cậu ta quay trở lại quê nhà cùng cô bạn gái thân thiết.

Tác giả Nguyễn Đình Tú thổ lộ: “Những đứa trẻ lên mười có khả năng hấp dẫn bạn đọc ghê gớm. Những đứa trẻ lên mười cũng có khả năng trình ra trước bạn đọc cả một thế giới nội tâm đa dạng và phức tạp của mình. Những đứa trẻ lên mười cũng đã có thể có những hành động làm thay đổi cuộc đời mình hoặc những người xung quanh. Những đứa trẻ lên mười vốn bí ẩn, thú vị và luôn mang lại bất ngờ cho cuộc sống quanh chúng. Những đứa trẻ lên mười cũng là một phần của chính tôi. Và thế là tôi nghĩ đến một câu chuyện… Câu chuyện về những đứa trẻ lên mười. Đó chính là Chú bé đeo ba lô màu đỏ”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm