| Hotline: 0983.970.780

Nhân Covid 19, nhìn lại virus hại cây trồng

Thứ Ba 07/04/2020 , 07:35 (GMT+7)

Virus là những đơn vị sinh học có kích thuốc rất nhỏ, chưa có cấu tạo tế bào, đường kính trung bình từ 20 tới 300 nm, chỉ nhìn thấy qua kính hiển vi.

Virus là những đơn vị sinh học có kích thuốc rất nhỏ, chưa có cấu tạo tế bào, đường kính trung bình từ 20 tới 300 nm ( 1 nm = 1/1.000.000 mm), chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vị điện tử. Virus có thể gây bệnh cho người, động vật và thực vật. Virus không thể sống hay nuôi cấy được trong các môi trường nhân tạo mà bắt buộc phải ký sinh trong các tế bào của người hoặc động vật, thực vật thích hợp với chúng.

Virus gây bệnh khảm trên dưa chuột. Ảnh: Kim Ngọc.

Virus gây bệnh khảm trên dưa chuột. Ảnh: Kim Ngọc.

Cấu trúc của virus:

Virus có cấu trúc rất đơn giản: Lõi bên trong là acid nhân ( ADN, ARN), được bọc ngoài bằng lớp vỏ cấu tạo bằng chất béo (lipid), trên đó có các đính các hạt nhỏ protein, do vậy virus  dễ  bị phá hủy nếu tiếp xúc các chất cồn (alcohol),  kiềm ( savon) hay nhiệt độ cao.

 
Cấu trúc của Virus. Ảnh: Kim Ngọc.

Cấu trúc của Virus. Ảnh: Kim Ngọc.

Cách gây hại:

Virus là ký sinh nội bào bắt buộc do chúng chỉ có thể sống và nhân số lượng trong tế bào sống của ký chủ, quá trình nầy diễn tiến như sau : Một khi xâm nhập vào tế bào ký chủ, virus gây bệnh sẽ nhân nhanh số lượng bằng cách lấy các acid nhân, lipid, protid của tế bào ký chủ để làm vật liệu tế bào của mình khiến cây ký chủ bị rối loạn biến dưỡng và thể hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài.

Bệnh virus trên cây trồng:

Virus gây hại trên nhiều loại cây trồng như bệnh lúa vàng lùn, lùn xoắn lá, lúa cỏ (tác nhân truyền bệnh là rầy), bệnh khảm khoai mì (tác nhân truyền bệnh: bọ phấn), bệnh vàng lá Greening trên cam quít (tác nhân truyền bệnh là rầy chổng cánh), bệnh khảm trên bầu, bí, dưa, ớt, thuốc lá, đu đủ, bệnh lá trắng mía, chổi rồng hại nhãn (Mycoplasma)…tác nhân truyền bệnh là côn trùng nhóm chích hút như rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn, nhện…

Lây lan, truyền bệnh:

Virus không tự mình có thể lây lan qua diện rộng. Trên con người, virus lây lan qua tiếp xúc bề mặt, qua đường hô hấp, qua kim chích, qua truyền máu… còn trên thực vật bệnh virus lan truyền qua nhiều đường : (1) qua môi giới truyền bệnh ( vector), chủ yếu qua côn trùng nhóm chích hút, (2) qua dụng cụ cắt, tỉa hay vết thương cơ giới giữa lá, rễ cây bệnh và cây lành, (3) qua các bộ phân nhân giống vô tính như hom, củ, nhánh, rễ…, (4) qua một số ít hạt giống họ rau cải, cà chua, củ cải đường, (5) qua đất (khảm khoai tây), (6) qua nấm, tuyến trùng… tuy nhiên bệnh không lan truyền qua nước, không khí.

Một số côn trùng nhóm chích hút : Bọ phấn - rầy nâu – rầy mềm. Ảnh: Kim Ngọc.

Một số côn trùng nhóm chích hút : Bọ phấn - rầy nâu – rầy mềm. Ảnh: Kim Ngọc.

Triệu chứng:

Triệu chứng bệnh do virus trên cây trồng rất đa dạng, tùy giống cây trồng, thời điểm nhiễm bệnh, điều kiện canh tác, đất đai, thời tiết, tình trạng sức khỏe của cây… mà triệu chứng biểu hiện, mức độ nặng nhẹ, ảnh hưởng đến năng suất có khác nhau. Nhìn chung, bệnh nhiễm càng sớm, ảnh hưởng đến năng suất càng cao, đất đai nghèo, cung cấp dinh dưỡng kém, cây suy kiệt… thất thu càng lớn. Triệu chứng bệnh do virus trên cây trồng rất đặc trưng, dễ nhận diện: nếu nhiễm sớm, cây lùn, còi cọc, thân đâm chồi bên, lá nhỏ, gân co rút, vặn xoắn, mép cong, rách, lá biến màu xanh đậm hay vàng nhạt, hoặc vàng xanh xen kẻ,  phiến lá không phẳng, xù xì, cộm ( khảm). Lúa bị bệnh virus, cây cho ít hạt, hạt lép, khoai mì bị khảm cho ít củ, trái trên cây bệnh nhỏ, biến dạng, chất lượng kém, nhiều xơ, ít nước.

Bệnh vàng lá Greening trên cam quýt và chổi rồng trên nhãn. Ảnh: Kim Ngọc.

Bệnh vàng lá Greening trên cam quýt và chổi rồng trên nhãn. Ảnh: Kim Ngọc.

 Phòng trị:

Trên cây trồng, bệnh do virus đến nay không có thuốc trị, chỉ phòng trị gián tiếp qua biện pháp tiêu diệt môi giới truyển bệnh là các loại côn trùng chích hút như rầy, rệp, bọ phấn, rầy mềm…bằng các loại thuốc hóa học đặc trị như Osago 80WG, Sago super 20EC, Sec Saigon 25EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC…

Các sản phẩm hữu hiệu đặc trị virus của SPC. Ảnh: Kim Ngọc.

Các sản phẩm hữu hiệu đặc trị virus của SPC. Ảnh: Kim Ngọc.

Tuy nhiên biện pháp kinh tế và hiệu quả nhất là  dùng  giống sạch bệnh, không lấy củ, hom, thân, rễ.. từ cây đã nhiễm bệnh để làm giống hay ghép, chú ý không trồng dầy, trồng tập trung, bón phân đầy đủ cân đối, chăm sóc cây khỏe, ngoài ra cần thăm đồng thường xuyên, nhất là giai đoạn 1 – 2 tháng sau trồng, để phát hiện sớm cây bệnh, nhổ bỏ và tiêu hủy, phòng trị kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị nêu trên, nếu không bệnh sẽ lan nhanh và ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?