| Hotline: 0983.970.780

Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch Covid-19

Thứ Tư 10/11/2021 , 15:29 (GMT+7)

Tháng 6/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản, duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

Nhiệm vụ chung

Ông Dương Văn Lượng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, dịch Covid-19 có làm giảm sản lượng tiêu thụ nông sản, song người làm nông nghiệp tại địa phương vẫn có thể duy trì theo hướng sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hệ thống siêu thị được kết nối luôn bao tiêu các nguồn nông sản đảm bảo chất lượng, giúp cho việc tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Hệ thống siêu thị được kết nối luôn bao tiêu các nguồn nông sản đảm bảo chất lượng, giúp cho việc tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Trên thực tế, sản lượng tiêu thụ tụt giảm chủ yếu ở nhóm ngành hàng nhập khẩu hoặc từ các địa phương khác nhập về. Đây chính là thời điểm, là cơ hội để phát huy hiệu quả kết nối tiêu thụ trên địa bàn.

Vừa qua, từ chỉ đạo của UBND tỉnh, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và mang lại thắng lợi lớn trong việc tiêu thụ quả na cho người trồng na trên địa bàn huyện Võ Nhai. Như vậy, việc hỗ trợ sản xuất, kết nối tiêu thụ đối với các mặt hàng nông sản khác đều có thể dựa trên hiệu quả từ việc tiêu thụ na vừa qua để triển khai, thực hiện.

Nhiều giải pháp

Ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, cho biết, đơn vị đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ nông sản. Sở đã hỗ trợ 180.000 tem truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR Code cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh.

Trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản, Sở tiếp tục phối hợp với các địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến; cập nhật dữ liệu của các HTX trên địa bàn tỉnh lên phần mềm quản lý HTX nông nghiệp.

Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ trên 40 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, chủ yếu là ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm, nhà màng, nhà lưới có hệ thống điều khiển bán tự động, hệ thống dây chuyền đóng gói hút chân không, tôn sao chè bằng nhiên liệu gas, kho bảo quản lạnh…Từ đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Tập huấn cho các HTX giới thiệu sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, một trong những xu thế, một kênh tiêu thụ quan trọng hiện nay. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Tập huấn cho các HTX giới thiệu sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, một trong những xu thế, một kênh tiêu thụ quan trọng hiện nay. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Vũ Văn Phá, Chi cục trưởng chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Thái Nguyên, cho biết, đơn vị đã chủ động kết nối cung cầu cho nông sản đến với các hệ thống tiêu thụ như siêu thị, cửa hàng tiện ích, các bếp ăn tập thể...

Cho đến nay, sản lượng nông sản được sản xuất tại Thái Nguyên đã đáp ứng phần lớn số lượng tiêu thụ tại các hệ thống nói trên. Tỉnh Thái Nguyên cũng xây dựng kế hoạch kiểm tra việc cung cầu nông sản để định hướng tiêu thụ. Đồng thời, HĐND tỉnh cũng ban hành Nghị quyết thực hiện hỗ trợ tập trung, đáp ứng quy mô vùng cho các HTX và tổ hợp tác.

Theo đó, đề án nông nghiệp chủ lực của Thái Nguyên đã xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể vào phương án sản xuất. Để khuyến khích, nhân rộng các phương thức sản xuất an toàn, đề án đã chọn quy mô sản xuất rau an toàn VietGAP với diện tích 25 ha, 170 ha cây ăn quả. Ngay trong vụ đông tới đây, kế hoạch hỗ trợ giá giống đã được xây dựng với xấp xỉ 300 ha rau, 300 ha cà chua, 400 ha bí xanh, khoai tây...

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, cho biết, đơn vị vừa thực hiện hỗ trợ các đơn vị sản xuất trên địa bàn giới thiệu, quảng bá, kết nối và đăng tải sản phẩm của đơn vị mình lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Theo đó, các tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được hướng dẫn việc kết nối và đăng tải sản phẩm của đơn vị mình lên 3 sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm: sàn VoSo.Vn của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel; sàn Postmart.Vn của Bưu điện Việt Nam và sàn lmhtxvnmart.com.vn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Ngoài ra, toàn bộ 76 sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên cũng đã được kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.