| Hotline: 0983.970.780

Nhóm giang hồ giết người vì khoản nợ 120 triệu đồng lĩnh án tù

Thứ Tư 20/01/2021 , 15:51 (GMT+7)

Cho rằng ông Phước nợ mình 120 triệu đồng, nhóm giang hồ đã dùng súng uy hiếp rồi đánh đập dã man khiến nạn nhân tử vong ngay sau đó.

Nhóm giang hồ giết người bị lãnh án.

Nhóm giang hồ giết người bị lãnh án.

Ngày 20/1, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên toà xét xử sơ thẩm nhóm giang hồ do Đỗ Ngọc Lắm (thường gọi là Tý Má, SN 1985, TP.Pleiku, Gia Lai) làm chủ mưu về tội “Giết người”, “Bắt, giữ người trái pháp luật” và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo cáo trạng, khoảng 17h30 ngày 9/1/2019, Lắm rủ đồng bọn gồm: Khoa, Thành, Phi, Đức, Huy, Phong rồi điều khiển xe ô tô bán tải đến nhà ông Lê Đình Hữu Phước (SN 1964, phường Hội Phú, TP.Pleiku) đòi 120 triệu đồng (theo lời khai của Lắm). Khi đến nhà ông Phước đòi nợ, Lắm đã chuẩn bị trong người khẩu súng bắn đạn cao su hiệu RG88, trong khi Thành mang theo khẩu súng quân dụng K54, Phi và Đức mang theo dao. Trên đường đi Thành đưa khẩu súng K54 cho Khoa.

Đến nhà ông Phước, Lắm lấy súng bắn đạn cao su đe doạ, còn Khoa lấy súng K54 bắn chỉ thiên uy hiếp ông Phước trả nợ. Chưa dừng lại, Lắm cùng Khoa, Phi, Đức đã dùng dao, súng… đánh ông Phước. Bị đánh, ông Phước bỏ chạy nhưng lại bị Đức, Thành chặn lại, bắt quay vào nhà.

Dù ông Phước bị thương nhưng nhóm giang hồ vấn tiếp tục đánh và bắt nạn nhân lên xe đưa tới khu vực nghĩa trang TP.Pleiku để uy hiếp viết giấy nợ. Tại đây, ông Phước tiếp tục bỏ chạy thì nhóm của Lắm đuổi theo bắt lại, khiêng lên xe ô tô chở đến một xưởng gỗ ở thôn 1, xã Ia Kênh, TP.Pleiku. Bị đánh dã man, ông Phước đã tử vong tại xưởng gỗ này do “Chấn thương sọ não, dập, vỡ rách gan do tác động”.

Với mức độ nghiêm trọng của vụ án, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt Lắm 25 năm tù giam với 3 tội danh “Giết người”, “Bắt, giữ người trái pháp luật” và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”. Cùng bị 3 tội danh này còn có Lầu Thái Bảo Khoa (tên thường gọi là Khoa “bồ chao”, SN 1985, TP.Pleiku) bị phạt 23 năm 6 tháng tù giam; Phạm Văn Thành (tên thường gọi là Thành “lác”, SN 1983, TP.Pleiku) bị phạt 21 năm 6 tháng tù giam.

Trong khi đó,Trương Thái Đức (tên thường gọi là Đức “rị”, SN 1996, TP.Pleiku) bị phạt 18 năm 6 tháng tù giam về tội “Giết người”, “Bắt, giữ người trái pháp luật”; Lê Đức Huy (tên thường gọi là Tý “khùng”, SN 1989, TP.Pleiku) và Châu Văn Phong (SN 1992, TP.Pleiku) bị tuyên phạt mỗi bị cáo 1 năm tù giam về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm